NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BỘT NANO KHÁNG KHUẨN AgZrP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỶ NHIỆT

Lương Thị Kim Phượng1, , Cao Xuân Thắng2, Lê Thị Giang1, Lê Viết Báu1, Trịnh Thị Huyền1, Nguyễn Lê Thi1, Vũ Văn Tùng1
1 Trường Đại học Hồng Đức
2 Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vật liệu nano kháng khuẩn Silver Zirconium phosphate (AgZrP) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt. Kết quả giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy các mẫu bột đã bắt đầu hình thành pha tinh thể AgZrP ở nhiệt độ 180oC và thuộc nhóm không gian lập phương (lục giác). Các tính chất hình thái và thành phần hóa học đã được kiểm tra toàn diện bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM) và phổ tán năng lượng (EDS). Đồng thời, mode dao động liên kết bề mặt của mẫu đã được phân tích thông qua phổ hồng ngoại (FT-IR). Trong nghiên cứu này các thông số công nghệ chính đã được xác định để tổng hợp bột nano kháng khuẩn AgZrP, bao gồm nhiệt độ, nồng độ tiền chất và thời gian nung. Bột thu được có kích thước trung bình khoảng 50nm với khả năng kháng khuẩn E.coli rất cao > 99,99% sau 8 giờ tiếp xúc. Sản phẩm bột nano AgZrP hứa hẹn trở thành vật liệu triển vọng cho ứng dụng làm vật liệu kháng khuẩn xanh trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Mritunjai Singh, Shinjini Singh, S.Prasad, I.S.Gambhir, Digest Journal of Nanomaterials and Biostructures Vol 3, No 3, p.115-122
[2] Ahmad A., Senapati S., Khan M. I., Kumar R., and Sastry M. (2005), Journal of Biomedical Nanotechnology, Vol.1, Iss.1, pp. 47-53.
[3] Bhainsa K. C. and D'souza S. (2006), Colloids and surfaces B: Biointerfaces, Vol.47, Iss.2, pp. 160-164
[4] Kumar P., Singh P., Kumari K., Mozumdar S., and Chandra R. (2011), Materials Letters, Vol.65, Iss.4, pp. 59
[5] Singh. M,et al, Digest journal of Nanomaterials and Biostructures, carbohydrate Polymers,2008
[6] Taneja. B, Ayyub. B, Chandra. R, Physical Review B, Vol. 65, 2002, pp.245412.1-6.
[7] Tiwari. DK, Behary. J, Sen. P, Current Science, 95(5), 2008, pp.647-655
[8] Sirikamon Saengmee-anupharb, Toemsak Srikhirin, Boonyanit Thaweboon, Sroisiri Thaweboon,Taweechai Amornsakchai, Surachai Dechkunakorn, Theeralaksna Suddhasthira, Asian Pac J Trop Biomed 2013; 3(1): 47-52.
[9] P. Lalueza, M. Monzón, M. Arruebo and J. Santamaría, Mater. Res. Bull., 46, 2070 (2011).
[10] R. Kumar and H. Münstedt, Polym. Int., 54, 1180 (2005).
[11] C. N. Lok, C. M. Ho, R. Chen, Q. Y. He, W. Y. Yu, H. H. Sun, P. K. H. Tam, J. F. Chiu and C. M. Che, J. Biol. Inorg. Chem., 12, 527 (2007).
[12] J. R. Morones, J. L. Elechigueerra, A. Camacho, K. Holt, J. B. Kouri, J. T. Ramírez and M. J. Yacaman, Nanotechnology, 16, 2346 (2005).
[13] I. Ahmed, D. Ready, M. Wilson and J. C. Knowles, J. Biomed. Mater. Res., 79(3), 618 (2006).
[14] J. Jain, S. Arora, J. M. Rajwade, P. Omray, S. Khandelwal and K. M. Paknikar, Mol. Pharm., 6(5), 1388 (2009).
[15] S. M. Lee, K. C. Song and B. S. Lee, Korean J. Chem. Eng., 27(2), 688 (2010).
[16] A. Ewald, D. Hösel, S. Patel, L. M. Grover, J. E. Barralet and U. Gbureck, Acta Biomater., 7, 4064 (2011).
[17] Jiu-Yang Yang, Chun-Ming Zheng, Yan-Qing Wang and Ming-Lin Guo, RSC Adv., 2014, 4, 42971–42976.
[18] Escherichia coli (ATCC25922)