DẠNG THỂ CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG HÀNH CHỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thành ngữ là một cụm từ hay ngữ cố định có tính chất nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó. Đặc tính nổi bật của thành ngữ là tính chặt chẽ, cố định về hình thức. Tuy nhiên, khi đi vào giao tiếp thì hầu hết các đơn vị thành ngữ tiếng Việt đều có khả năng biến đổi ít nhiều về mặt cấu trúc cũng như ngữ nghĩa để tạo ra giá trị biểu trưng mới. Bài viết này tìm hiểu cấu trúc của các thành ngữ trong hành chức. Chúng tôi chỉ ra 7 kiểu cấu trúc cơ bản trong hành chức của thành ngữ đó là: cấu trúc nguyên thể, cấu trúc tỉnh lược, cấu trúc khai triển, cấu trúc hoán đổi, cấu trúc chêm xen, cấu trúc biến tố, cấu trúc mô hình hóa.
Từ khóa
Từ khóa: thành ngữ, cấu trúc, hành chức, mô hình hóa, thành tố, biến đổi
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Nhã Bản (2003), Cuộc sống của thành ngữ tục ngữ trong kho tàng Ca dao người Việt, Nxb Nghệ An.
[2]. Trịnh Ngọc Đông (2018), Biến thể của thành ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu cuốn từ điển: Thành ngữ, tục ngữ việt Nam trong hành chức), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Hồng Đức.
[3]. Đỗ Thị Kim Liên (chủ biên) (2014), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong hành chức, Nxb KHXH, Hà Nội.
[4]. Đỗ Thị Kim Liên (chủ biên) (2019), Nghiên cứu thành, ngữ tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ dụng – văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[5]. Phạm Xuân Thành (1993), Cơ sở hình thành và biến đổi của thành ngữ tiếng Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian, Số 1.
[6]. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.