THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THANH HÓA

Lê Thanh Tuấn1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành năm 2022-2023 với mục đích đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực công tác quản lý kiểm tra giám sát chất lượng thuốc từ đó góp phần đảm bảo chất lượng thuốc cho người bệnh tại Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, cơ cấu tổ chức của Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa hợp lý, đầy đủ đảm bảo các chức năng chuyên môn nghiệp vụ. Kinh phí hoạt động được cấp hàng năm của Trung tâm từ năm 2020-2022 có xu hướng tăng (từ 1,920 tỷ năm 2020 lên 2,295 tỷ năm 2021 và 2,590 tỷ vào năm 2022). Số mẫu Trung tâm kiểm tra đạt chất lượng cao nhất trong năm 2022 (chiếm tỷ lệ 99,2%), thấp nhất trong năm 2021 (chiếm tỷ lệ 93,3%); số mẫu không đạt chất lượng cao nhất trong năm 2021 (chiếm tỷ lệ 6,6%), thấp nhất trong năm 2022 (chiếm tỷ lệ 0,4%); số mẫu thuốc giả cao nhất trong năm 2022 (chiếm tỷ lệ 0,4%), thấp nhất trong năm 2020 (chiếm tỷ lệ 0,09%). Số lần kiểm tra mẫu và số lần các đơn vị gửi mẫu/năm cao nhất ở thành phố và thấp nhất là ở vùng núi cao (tương ứng 60 lần so với 01 lần và 30 lần so với 01 lần).
Từ khóa: Quản lý, kiểm tra, chất lượng thuốc.

Chi tiết bài viết