KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH KHỐI ĐỘNG VẬT PHÙ DU TRONG AO NUÔI CÁ MÈ TRẮNG HYPOPHTHALMICHTHYS MOLITRIX (VALENCIENNES,1884) TẠI THANH HÓA

Lê Văn Thành1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Yên Định của tỉnh Thanh Hóa, đây là những huyện nuôi trọng điểm với tỷ lệ lớn nuôi ghép Cá mè trắng Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes,1884) cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu tìm thấy bốn giống, loài động vật phù du tại các khu vực nghiên cứu: một loài thuộc giống Mongolodiaptomus (Pennak, 1951) và ba loài Brachionus calyciflorus (Pallas, 1883); Brachionus diversicornis (Daday, 1883) và Brachionus plicatilis (Muller,1883) thuộc ngành Rotifera). Công thức cho ăn số 2 (50% phân chuồng ủ hoai mục + 50% thức ăn công nghiệp) có đa dạng thành phần loài và sinh khối có mật độ trung bình cao nhất đạt 29,798,333.3 cá thể/1 lít nước (thấp nhất là công thức 1 có mật độ trung bình đạt: 8,982,333.3 cá thể/1 lít nước ao); Nền đáy ao là bùn cát và nguồn nước cấp ở Sông Mã tại xã Thiệu Chính có mật độ, sinh khối động vật phù du (ĐVPD) cao nhất đạt 47,550,000 cá thể ĐVPD/1 lít nước, thấp nhất là nền đáy ao là cát bùn và nguồn nước cấp ở Hồ Rủn, xã Đông Hoàng (đạt 811,333.3 cá thể ĐVPD/1 lít nước).
Từ khóa: Động vật phù du, Cá mè trắng, tỉnh Thanh Hóa.

Chi tiết bài viết