NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA SINH LÍ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ DƯA CHUỘT (CUCUMIS SATIVUS L.) GIỐNG BABY HÀ LAN F1 FADIA TRỒNG TẠI THANH HÓA

Vũ Thị Thu Hiền1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thời gian chín sinh lý của quả dưa chuột, đây là cơ sở khoa học để thu hoạch và bảo quản quả tốt hơn. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sinh lý, sinh hóa để phân tích sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa theo quá trình sinh trưởng, phát triển của dưa chuột từ khi hình thành đến khi chín, kết quả cho thấy chiều dài và đường kính của quả đạt kích thước gần như tối đa ở ngày thứ 11 sau khi hình thành. Hàm lượng chất diệp lục trong vỏ dưa chuột đạt giá trị cao nhất vào ngày thứ 8, sau đó giảm dần. Hàm lượng carotenoit thấp trong quá trình hình thành quả, sau đó tăng dần. Hàm lượng vitamin C và hàm lượng đường khử tăng liên tục và đạt cực đại ở ngày thứ 11 sau đó giảm nhẹ. Hàm lượng tinh bột, hàm lượng axit hữu cơ tổng số và hàm lượng tanin đạt cực đại khi quả được 9 ngày sau đó giảm dần. Hàm lượng pectin tăng lên theo sự sinh trưởng và phát triển của quả. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy quả dưa chuột nên được thu hoạch vào ngày thứ 11 sau khi hình thành quả để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của quả trong quá trình bảo quản. Từ khóa: Quả dưa chuột, chỉ tiêu sinh lí, chỉ tiêu sinh hóa, chín sinh lí.

Chi tiết bài viết