THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THÚ THUỘC BỘ GUỐC CHẴN (ARTIODACTYLA) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA 
 

Hoàng Ngọc Thảo , Đậu Quang Vinh1, Lê Đình Phương1, Vũ Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Yến1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kết quả điều tra thực địa và nghiên cứu các di vật ở nhà người dân địa phương đã ghi nhận 6 loài thú trong Bộ Guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Các loài thú Guốc chẵn bắt gặp nhiều nhất ở sinh cảnh Rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi; chủ yếu ở đai độ cao 600 – 1.000 m, nhiều nhất là ở độ cao 600 – 800 m; chúng cũng có xu hướng hoạt động nhiều ở các sườn núi theo hướng Tây Nam, độ dốc trên 40°, và ở các khu vực cách xa nguồn nước. Đặc điểm hoạt động của các loài thú Guốc chẵn có liên quan chặt chẽ với đặc điểm địa hình dốc, hướng dốc của các dãy núi, và khe suối ít của khu bảo tồn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ KH&CN, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Tập I - Phần động vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr 91-92.
[2] Đặng Ngọc Cần (2004), Điều tra thú và đánh giá bảo tồn của một số khu vực chọn lọc ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá, Dự án Bảo tồn cảnh quan Pù Luông-Cúc Phương, Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế - Chương trình Việt Nam và Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
[3] Groves C.P., Nguyễn Vĩnh Thanh, Đồng Thanh Hải (2020), Thú Việt Nam - Tập 1: Bộ Primates, Paenungulata, Perissodactyla, Articdactyla, Pholidota, Dermoptera, Scandentia, Lagomorpha, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[4] Trịnh Văn Hạnh, Lưu Tường Bách và cộng sự (2013), “Thành phần loài động vật, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài động vật tại khu BTTN Pù Luông”, Dự án điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa - Liên danh Viện sinh thái & bảo vệ công trình và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
[5] Đặng Huy Huỳnh (chủ biên), Phạm Trọng Ảnh, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Đặng Huy Phương (2010), Thú rừng - Mammalia Việt Nam, hình thái và sinh học sinh thái một số loài, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.
[6] IUCN (2024), The IUCN Red List of Threatened Species, Version 2022-1 (Downloaded on 19 December 2024). https://www.iucnredlist.org.
[7] Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[8] Nguyễn Đắc Mạnh, Bùi Văn Bắc và Nguyễn Tài Thắng (2011), Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng loài Voọc xám và loài Sơn dương tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Dự án Quỹ Sự nghiệp Môi trường Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
[9] Nguyễn Đắc Mạnh, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Bá Tâm và Nguyễn Tài Thắng (2015), “Lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn dương (Capricornis milneedwardsii David, 1869) vào mùa hè ở dãy núi đá Đông Bắc - Khu BTTN Pù Luông”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 04 (73-80).
[10] Nghị định 84/2021/NĐ-CP (2021), Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
[11] Parr W.K.J. và Hoàng Xuân Thủy (2008), Hướng dẫn nhận dạng các loài thú ở Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, NXB Thông tấn.
[12] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (2013), Báo cáo Dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động thực vật rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, 67tr.
[13] Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (2025), Danh lục Đỏ Việt Nam - Vietnam Red List of Threatened Species, Version 2021-3 (Truy cập ngày 18/2/2025). http://vnredlist.vast.vn/dong-vat/dong-vat-co-day-song/lop-thu/