TÌNH HÌNH NHIỄM FASCIOLA SSP. TRÊN ĐÀN BÒ NUÔI TẠI HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HOÁ

Hoàng Văn Sơn1, , Khương Văn Nam1, Lê Văn Thành1, Hà Văn An2
1 Trường Đại học Hồng Đức
2 Đại học K25 chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y, khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm điều tra tình trạng nhiễm Fasciola ssp. trên đàn bò nuôi tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng quan sát lâm sàng, kết hợp với phương pháp xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm theo lứa tuổi, tính biệt và biểu hiện lâm sàng trên 380 bò từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả cho thấy có 182 bò bị nhiễm Fasciola ssp. (chiếm 47,89%), tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tỷ lệ thuận với độ tuổi của bò, tính biệt của bò không ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm. Bò có cường độ nhiễm (+) không có biểu hiện lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Văn Hiền, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Đặng Thị Cẩm Thạch (2011), Tình hình nhiễm sán lá gan trâu bò ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XVIII, (1):65-68.
[2] Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu Lợi (2001), Tình hình nhiễm sán lá gan trên trâu bò thuộc các vùng sinh thái ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, (1):36-40.
[3] Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Ký sinh trùng Thú y, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[5] Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính, Phạm Đức Phúc, Nguyễn Thị Vàng (2020), Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trên đàn bò nuôi tại tỉnh Hà Giang, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XXVII, (1):79-84.
[6] Phạm Diệu Thuỳ (2014), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị. Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên.
[7] Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng (2016), Tình trạng nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Nông nghiệp (2):17-22.
[8] Ashrafi and Mas-Coma (2014), Fasciola gigantica transmission in the zoonotic fascioliasis endemic lowlands of Guilan, Iran: experimental assessment, Vet. Parasitol., (205):96-106.
[9] Elliott, J.M. Kelley, G. Rawlin, T.W. Spithill (2015), High prevalence of fasciolosis and evaluation of drug efficacy against Fasciola hepatica in dairy cattle in the Maffra and Bairnsdale districts of Gippsland, Victoria, Australia, Vet. Parasitol., (209):17-124.
[10] Molina-Hernández, G. Mulcahy, J. Pérez, Á. Martínez Moreno, S. Donnelly, S.M. O'Neill, J.P. Dalton, K. Cwiklinski (2015), Fasciola hepatica vaccine: we may not be there yet but we're on the right road. Vet. Parasitol., (208):101-111
[11] Thrusfield M. (1997), Veterinary epidemilogy, Third edition (reissued in paperback with updates), Blackwell Ltd, Cambridge.
[12] Toet, D.M. Piedrafita, T.W. Spithill (2014), Liver fluke vaccines in ruminants: Strategies, progress and future opportunities, Int. J. Parasitol., (44):915-927.