ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG DỊCH TIÊU CHẢY CẤP BẰNG AUTO-VACCINE TRÊN ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TỈNH THANH HOÁ

Hoàng Văn Sơn1, , Hoàng Thị Bích1, Lê Thị Lâm1, Tống Minh Phương1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của Auto-Vaccine PED ở đàn lợn tại tỉnh Thanh Hoá. Sử dụng kỹ thuật ELISA để xác định sự hiện diện của kháng thể trong huyết thanh của 60 lợn nái chửa ở tuần thứ 13 sau khi sử dụng Auto-Vaccine PED, đồng thời theo dõi tình hình sức khoẻ đàn lợn con theo mẹ được sinh ra từ những con nái này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau khi sử dụng Auto-Vaccine PED 100% mẫu huyết thanh chứa kháng thể có giá trị OD từ 0,05 - 1,04. Ở thời điểm 14 ngày sau khi làm Auto-Vaccine PED có 78,33% mẫu và ở 21 ngày có 80,00% mẫu hàm lượng kháng thể dương tính (Cut off = 0,21). Kết quả theo dõi lợn con sinh ra từ nái đã được làm Auto-Vaccine PED cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 9,93%, tỷ lệ chết là 2,77 %, tỷ lệ tử vong là 27,94%, số ổ mắc bệnh là 21,67%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Song D. & Park B. (2012), Porcine epidemic diarrhea virus: a comprehensive review of molecular epidemiology, diagnosis, and vaccines, Virus Genes. 44: 167-175.
[2] Huang Y.W., A.W. Dickerman, P. Piñeyro, L. Li, L. Fang, R. Kiehne, T. Opriessnig, X.J. Meng (2013), Origin, evolution, and genotyping of emergent porcine epidemic diarrhea virus strains in the United States, Journal of Microbiology & Biology Education, 4, e00737-00713.
[3] Do Tien Duy, Nguyen Tat Toan, P. Suphasawatt, T. Roongroje (2011), Genetic Characterization of Porcine Epidemic Diarrhea Virus (PEDV) Isolates from Southern Vietnam during 2009-2010 outbreaks. Thai Journal of Veterinary Medicine; 41(1): 55-64.
[4] Hoàng Văn Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Lan (2020), Tình hình dịch tiêu chảy cấp (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) và xác định kháng thể PED sau khi sử dụng phương pháp “Gut feedback” ở đàn lợn tại tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 18, số 8-2020: 599-606.
[5] Chao L.V., Xiao Y., Li X., Tian K. (2016), Porcine epidemic diarrhea virus: current insights, Virus Adaptation and Treatment, 8: 1-12.
[6] Thai Swine Veternary Association (2015), Clinical Practice Guideline (CPG) for PED in Thailand: 1st Edition, 27.
[7] Sato T., Oroku K., Ohshima Y., Furuya Y. & Sasakawa C (2018), Efficacy of genogroup 1 based porcine epidemic diarrhea live vaccine against genogroup 2 field strain in Japan. Virology Journal. 2018; 15(1):28.
[8] Hoàng Văn Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Lan (2019), Triệu chứng lâm sàng và các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) nuôi tại tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập 26, số 5-2019: 14-21.
[9] Albert Rovira (2013), Diagnosing Porcine Epidemic Diarrhea (PED) Virus. University of Minnesota Veterinary Diagnostic Laboratory, St. Paul, MN|Jul 01, 2013
[10] Zhang J., Wu Z., Yang H. (2019). Aminopeptidase N knockout pigs are not resistant to porcine epidemic diarrhea virus infection. Virol. Sin. 34(5): 592-595.
[11] Song D.S., J.S. Oh, B.K. Kang, J.S. Yang, H.J. Moon, H.S. Yoo,Y.S. Jang, B.K. Park (2007). Oral efficacy of Vero cell attenuated porcine epidemic diarrhea virus DR13 strain. Research in Veterinary Science; 82(1): 134-140.
[12] Chang H.K, Byung J. K., Jae G.L, Geon O.K, Yung B.K (1999). Derivation of attenuated porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) as vaccine candidate. Vaccine. 1999 Jun 4; 17(20): 2546-2553.
[13] Taiki Y., Takeshi M., Haruya T., Satoshi S., Yosuke S., Masuo S., Kohei M. (2021), Analysis of the effect of feedback feeding on the farm-level occurrence of porcine epidemic diarrhea in Kagoshima and Miyazaki Prefectures, Japan, The Journal of Veterinary Medicine Science; 83(11): 1772-1781, Published online 2021 Oct 6. doi: 10.1292/jvms.21-0343
[14] Song D., Moon H., Kang B. (2015), Porcine epidemic diarrhea: a review of current epidemiology and available vacxins, Clinical and Experimental Vaccine Research; 4 (2): 166-176. doi:10.7774/cevr.2015.4.2.166.
[15] Saif L.J., Pensaert M.B., Sestak K., Yeo S.G., Jung K. (2012), Coronaviruses Diseases of Swine (Tenth Ed.). Wiley-Blackwell, Iowa State University, Ames, IA, USA, 501-524.