NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DƯA VÀNG KIM HOÀNG HẬU TRỒNG TRONG NHÀ CÓ MÁI CHE TẠI KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO LAM SƠN, THANH HOÁ

Trần Thị Huyền1, , Tống Văn Giang1, Lê Thị Hường1, Trần Ngọc Nam2
1 Trường Đại học Hồng Đức
2 Đại học Khoa học Cây Trồng K22A, Khoa Nônng - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu xác định được ảnh hưởng của một số loại phân bón lá hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống Dưa vàng Kim Hoàng Hậu trồng trong nhà có mái che tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Lam Sơn, Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 4 lần nhắc lại, bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), vụ Xuân Hè năm 2022. Công thức CT1 (Đối chứng): Phun nước lã; Công thức CT2: Phân bón lá hữu cơ khoáng Seaweed; Công thức CT3: Phân bón hữu cơ cao cấp HLC 16; Công thức CT4: Comcat từ A đến Z. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức CT3 (Phân bón hữu cơ cao cấp HLC 16) có thời gian sinh trưởng đạt 76 ngày, chiều cao cây đạt 229,30 cm/thân chính, số lá đạt 24,3 lá/thân chính, số hoa cái được thụ phấn đạt 5,2 hoa/cây, số hoa đực đạt 18,2 hoa đực/cây, số quả đậu đạt 2,3 quả/cây và tỷ lệ đậu quả đạt 2,3 quả/cây, khối lượng quả đạt 1,81 kg/quả, năng suất cá thể đạt 1,81 kg/cây, năng suất lý thuyết đạt 36,2 tấn/ha, năng suất thực thu đạt 28,96 tấn/ha, năng suất thương phẩm 24,62 tấn/ha đạt cao nhất, cao hơn công thức công thức CT1 (đối chứng - phun nước lã) là 7,78 tấn, lãi thuần đạt 902,5 triệu đồng  và MBCR đạt cao nhất là 14,5. Vì vậy khuyến cáo nên áp dụng công thức CT3 (phân hữu cơ cao cấp HLC 16) vào sản xuất Dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà có mái che.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Thị Ánh, Nguyễn Văn Hồng và Trần Thị Tý (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa mật (Honeydew melon), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 112(12)/2:131-136.
[2] Trần Thị Ba, Trần Thiện Thiên Trang và Võ Thị Bích Thủy (2007), So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 11 giống dưa lê trong nhà lưới vụ xuân hè 2007, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (11):330-338.
[3] Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy và Ngụy Kim Yến (2010), Ảnh hưởng của một số chế phẩm bổ sung lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất dưa lê Kim Cô Nương vụ Xuân Hè 2009, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Phát triển bền vững Phần I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thuỷ (2019), Giáo trình cây Rau, Nxb. Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.
[5] Nguyễn Huy Hoàng, Lê Hữu Cần, Nguyễn Bá Thông, Lê Quốc Thanh, Nguyễn Đình Hiền, Lê Đình Sơn, Pham Anh Giang (2017), Giáo trình Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[6] CIMMYT (1988), From Agronomic data to farmer recommendations: An economics training manual, Completely revised edition, Mexico.
[7] QCVN 01-38:2010/BNNPTNT (2010), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
[8] QCVN 01-91:2012/BNNPTNT (2012), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu.