TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI DÂNG TRÂU TẾ TRỜI CỦA NGƯỜI THÁI XÃ THANH QUÂN, HUYỆN NHƯ XUÂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là địa bàn cư trú lâu đời của 4 dân tộc: Thái - Mường - Thổ - Kinh, trong đó người Thái chiếm 98,8%. Nơi đây, hàng năm vẫn thực hành nghi thức tín ngưỡng và tổ chức lễ hội Dâng trâu tế trời tại đền Chín Gian. Lễ hội là nơi lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa bản địa, đồng thời cũng là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người Thái xã Thanh Quân nói riêng, người Thái khu vực miền Tây Thanh Hóa nói chung. Nghiên cứu, tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội Dâng trâu tế trời nhằm góp phần bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương.
Từ khóa
đền Chín Gian,, người Thái Thanh Quân, dâng trâu tế trời.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[1] Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[2] Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Hoàng Lương (1997), Một số suy nghĩ về quá trình tộc người của các nhóm Thái Việt Nam. Tạp chí Dân tộc học, số 3.
[4] Hoàng Minh Tường (2011), Tìm hiểu văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào miền núi Thanh Hóa, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa.
[5] Hoàng Minh Tường (2016), Lễ hội dân gian Thanh Hóa, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa.
[6] Hoàng Thị Lan (2016), Tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 3 (100).
[7] Hoàng Văn Hùng (2017), Lễ hội của người Thái ở miền tây Nghệ An: Truyền thống và biến đổi (Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội).
[8] Huyện ủy - HĐND huyện Như Xuân (2019), Địa chí huyện Như Xuân, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa.
[9] Mai Lý Quảng (2004), Glimpses of Vietnam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
[10] Phạm Văn Lực (2019), Một số vấn đề trong thiết chế xã hội Thái truyền thống ở Tây Bắc, Trung tâm nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, số tháng 2/2019.