PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN NẤM TRICHODERMA SPP. ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM FUSARIUM SP. GÂY BỆNH HẠI CÂY TRỒNG TẠI THANH HOÁ

Mai Thành Luân , Lê Lê Thị Thanh Huyền1, Lê Thị Phượng Phượng1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng rôi nghiên cứu 04 chủng nấm Trichoderma spp. lần lượt là Mtri1, Mtri2, Mtri3 và Mtri4 đã được phân lập và làm thuần từ các mẫu đất trồng và mẫu rễ cây trồng ở trạng thái khoẻ mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Cả 04 chủng nấm đều mang đặc điểm hình thái đặc trưng của chi Trichoderma spp. và thể hiện hoạt tính đối kháng với nấm Fusarium sp. gây bệnh thối rễ héo rũ trên cây Sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) trong điều kiện invitro. Trong đó, chủng nấm MTri1 và MTri 2 cho thấy khả năng đối kháng cao với hiệu quả ức chế sinh trưởng nấm bệnh Fusarium sp. đạt 79 - 80% sau 8 ngày nuôi cấy. Việc phân lập và bước đầu tuyển chọn được 02 chủng nấm đối kháng Trichoderma spp. có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn giống cơ sở để nhân nhanh sinh khối phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Võ Hoài Hiếu, Trần Kim Diệp, Nguyễn Hồng Minh, Đinh Ngọc Mai, Phan Ngọc Diễm Quỳnh, Hồ Sỹ Quang, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Võ Duy Tuân (2020), Phân lập và khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma SPP. lên sự sinh trưởng và phát triển của một số vi nám gây bệnh trên quả dâu tây trong điều kiện in vitro, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 10(119).
[2] Trần Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Liên Thương (2016), Nghiên cứu tạo chế phẩm từ Trichoderma sp. kiểm soát bệnh thán thư do Colletotrichum SPP. gây ra trên cây ớt (Capsicum frutescens), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (45b):86-92.
[3] Phạm Thị Lý Thu, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Đức Anh, Đào Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lưu Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thế Quyết, Chu Đức Hà, Lê Thị Minh Thành (2022), Phân lập và định danh nấm Trichoderma đối kháng với tác nhân gây bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cử Long, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 05(138).
[4] Vương Đình Tuấn, Mai Thành Luân, Phạm Phương Anh, Lê Thị Phượng (2024), Nấm Fusarium SPP. - tác nhân gây bệnh thối rễ héo rũ trên cây Sâm báo tại Thanh Hoá, Tạp chí Bảo vệ thực vật (in press).
[5] Belete, E., Amare, A., Seid, A., (2015), Evaluation of local isolates of Trichoderma spp. against black root rot (Fusarium solani) on faba bean, Journal of Plant Pathology and Microbiology, 6(6):1000279.
[6] Gams, W. and Bissett, J. (2002), Morphology and Identification of Trichoderma. In: Kubicek, C.P. and Harman, G.E., Eds., Trichoderma and Gliocladium: Basic Biology, Taxonomy and Genetics, Taylor & Francis Ltd., London, 3-31.
[7] Kubicek, C. P., Mach, R. L., Peterbauer, C. K. Lorito, M. (2001), Trichoderma: from genes to biocontrol, J. Plant Pathol, (83):11-23.
[8] Papavizas, G.C., (1985), Trichoderma and Gliocladium: Biology, ecology, and potential for biocontrol, Annual Review of Phytopathology (23):23-54.