ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA DÂN TỘC MƯỜNG, THU THẬP LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN TẠI TỈNH THANH HÓA NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng nguồn gen cây thuốc dân tộc Mường thông qua khảo sát, thu thập tại hai huyện Cẩm Thủy và Ngọc Lặc nhằm mục đích lưu giữ và bảo tồn năm 2021. Kết quả khảo sát được 53 loài thuộc 51 chi 29 họ thực vật với phổ dạng sống là: SB = 71,7%Ph + 1 6,98Lp + 5,67%Cr + 3,78%Hm + 1,89%Th. Trong đó, có 20 loài sử dụng cả cây, 14 loài sử dụng cành non và lá, 5 loài sử dụng rễ củ, 5 loài sử dụng vỏ cây, 1 loài sử dụng hoa, 4 loài sử dụng quả và 4 loài dùng thân. Kết quả này cho thấy mức độ đa dạng về thành phần loài, dạng sống, bộ phận sử dụng, công dụng làm thuốc các nguồn gen đồng bào người Mường sử dụng tại huyện Ngọc Lặc và huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đa dạng, nguồn gen, cây thuốc, huyện Ngọc Lặc, huyện Cẩm Thủy
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2011), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Quốc Bảo, Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá, Trang thông tin điện tử Ban dân tộc Thanh Hoá, http://bdt.thanhhoa.gov.vn/portal/pages/Cac-dan-toc-Thanh-Hoa.aspx. [5] Bộ Y Tế (2017), Dược điển Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
[6] Võ Văn Chi (2018), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
[7] Nguyễn Khắc Khôi (2002), Thực vật chí Việt Nam, Quyển 3, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8] Trần Đình Lý (2000), Thực vật chí Việt Nam, Quyển 5, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[9] Vũ Xuân Phương (2007), Thực vật chí Việt Nam, Quyển 6, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[10] Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Thực vật có hoa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[11] Viện Dược liệu (2013), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.