HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CU LI (NYCTICEBUSSPP.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA

Bùi Thị Huyền1, , Phạm Anh Tám2, Đinh Thị Thùy Dung1
1 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức
2 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa có phân bố 2 loài Cu li là Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và Cu li lớn (Nycticebus bengalensis). Bằng phương pháp soi đêm trên 38 tuyến điều tra thực địa cho thấy loài Cu li nhỏ (N. pygmaeus) gặp ở 8 tuyến và ghi nhận trực tiếp 11 cá thể, tần suất bắt gặp loài là 0,086 cá thể/km, phân bố ở 3 dạng sinh (1) rừng thường xanh nhiệt đới sau khai thác, (2) rừng thường xanh nhiệt đới đang phục hồi, (3) rừng hỗn giao gỗ - tre nứa. Ước tính có khoảng 551 đến 786 cá thể Cu li nhỏ với mật độ quần thể trung bình khoảng 2 - 3 cá thể/km2. Loài Cu li lớn (N. bengalensis) ghi nhận trực tiếp 3 cá thể, tần suất bắt gặp là 0,023 cá thể/km, phân bố trong 3 sinh cảnh: (1) rừng thường xanh á nhiệt đới, (2) rừng thường xanh nhiệt đới sau khai thác, (3) rừng thường xanh nhiệt đới đang phục hồi. Ước tính có khoảng 145 đến 189 cá thể Cu li lớn với mật độ trung bình khoảng 1 cá thể/km2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[2] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2021), Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019 ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
[3] Đỗ Tước (1999), Chuyên đề Hệ động vật Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa, Viện Điều tra Quy hoạch rừng.
[4] Khu BTTN Xuân Liên, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2013), Báo cáo kết quả dự án Điều tra lập danh lục khu hệ động, thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hoá.
[5] Le Trong Trai, Le Van Cham, Bui Dac Tuyen, Tran Hieu Minh, Tran Quang Ngoc, Nguyen Van Sang, Monastyrskii, A. L. and Eames, J. C. (1999), A Feasibility Study for the Establishment of Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa Province, Vietnam. BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi
[6] Charles-Dominique, P. (1979), Field studies of lorisid behavior: methodological aspects, The study of prosimian behavior.
[7] IUCN (2022), IUCN Red List of Threatened Species.
[8] Nekaris, K. A.-I., Pambudi, J. A. A., Susanto, D., Ahmad, R. D., & Nijman, V. (2014), Densities, distribution and detectability of a small nocturnal primate (Javan slow loris Nycticebus javanicus) in a montane rainforest, Endangered Species Research, 24(2), 95-103.
[9] Rovero, F., Struhsaker, T. T., Marshall, A. R., Rinne, T. A., Pedersen, U. B., Butynski, T. M., Mtui, A. S. (2006), Abundance of diurnal primates in Mwanihana forest, Udzungwa Mountains, Tanzania, International Journal of Primatology, 27(3), 675-697.