ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT  ĂN MÀY DĨ VÃNG (CHU LAI)

Le Thi Binh 1,
1 Hong Duc University

Main Article Content

Abstract

Câu đặc biệt là một kiểu câu có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ (cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ) đơn giản. Câu đặc biệt có chức năng: xác định thời gian, nơi chốn, địa điểm; thông báo, kể, miêu tả về sự tồn tại, hiện diện của sự vật. sự việc, hiện tượng; bộc lộ cảm xúc; gọi đáp; phủ định – khẳng định... Trong sáng tác văn chương, các nhà văn đã sử dụng câu đặc biệt như một phương tiện hữu hiệu làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm đối với người đọc. Việc sử dụng các kiểu câu nói riêng, sử dụng ngôn ngữ nói chung rất quan trọng trong việc làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Bài viết bàn về câu đặc biệt trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai từ góc độ ngữ pháp.

Article Details

References

[1] Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[2] Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[3] Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội (In lại).
[4] Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[5] Chu Lai (2019), Ăn mày dĩ vãng, Nxb. Lao động.
[6] Nguyễn Thị Lương (2009), Câu tiếng Việt, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[7 ] UBKHXH Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
[8] Hoàng Trọng Phiến (2008), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu (tái bản), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[9] Nguyễn Hữu Quỳnh (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
[10[ Nguyễn Kim Thản (2008), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt (tái bản), Nxb KHXH, Hà Nội.
[11] Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, (Sách dành cho các trường Cao đẳng Sư phạm), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[12] Bùi Minh Toán (2012), Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[13] Trung tâm Khoa học xã hội Và Nhân văn Quốc gia (2003), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.