BIỂU TƯỢNG “VƯỜN” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH - NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI 
 

Hoang Thi Hue 1, , Thị Thu Hà Trần1, Thị Linh Nguyễn1, Thị Ngọc Viên Nguyễn1, Thị Cúc Hoàng1
1 Hong Duc University

Main Article Content

Abstract

Trong thơ Nguyễn Bính, “vườn” hiện lên như một biểu tượng, mang chở những suy tư, cảm xúc, lối tư duy của nhà thơ “chân quê”. Từ biểu tượng đó, cho thấy những giá trị truyền thống quý báu của văn hóa dân tộc. Không chỉ là biểu trưng của vẻ đẹp bình dị, cổ kính, niềm hoài vọng tha thiết về không gian nông thôn, về văn hóa làng, dưới ánh sáng của lí thuyết phê bình sinh thái, “vườn” còn chứa đựng những giá trị, những thông điệp rất ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh hệ môi sinh đang có nguy cơ xuống cấp hiện nay. Vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để có những góc nhìn mới, nhận ra những giá trị mới từ biểu tượng quen thuộc này trong thơ Nguyễn Bính là mục tiêu đặt ra của bài viết. Theo đó, từ việc tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về phê bình sinh thái, về biểu tượng trong văn học, bài viết đi sâu nghiên cứu biểu tượng “vườn” trong thơ Nguyễn Bính từ góc nhìn sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần.

Article Details

References

1.. Nguyễn Bính Hồng Cầu (2017), Nguyễn Bính toàn tập, quyển 1, Nxb Văn học, Hà Nội
2. Hoàng Tố Mai (chủ biên) (2017), Phê bình sinh thái là gì, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017), Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội