ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA PROBIOTICS VÀ THẢO DƯỢC VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ RI LẠC THỦY NUÔI TẠI TỈNH THANH HÓA

Đỗ Ngọc Hà1, , Phùng Thị Tuyết Mai1, Khương Văn Nam1, Vũ Thị Hạnh2
1 Khoa Nông - Lâm - Ngư Nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức
2 Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị, Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trên 300 Gà Ri Lạc Thủy nuôi tại Thanh Hóa để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm chứa probiotics và thảo dược đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà. Kết quả cho thấy: việc bổ sung chế phẩm men tiêu hóa sống chứa probiotics và thảo dược đã có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gà thể hiện qua khối lượng trung bình, sinh trưởng tuyệt đối ở gà được bổ sung chế phẩm cao hơn so với gà không được bổ sung chế phẩm. Nuôi đến 16 tuần tuổi khối lượng của gà được bổ sung chế phẩm đạt 1713,22 g/con cao hơn so với gà không được bổ sung chế phẩm có khối lượng đạt 1644,56 g/con (P < ,05). Sinh trưởng tuyệt đối cả giai đoạn từ 1 - 16 tuần tuổi của gà ở lô có bổ sung chế phẩm là 18,08 g/con/ngày cao hơn so với gà ở lô không bổ sung chế phẩm có sinh trưởng tuyệt đối đạt 16,58 g/con/ngày (P < 0,05). Bổ sung chế phẩm men tiêu hóa sống chứa probiotics và thảo dược có tác dụng làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của Gà Ri Lạc Thủy nhưng không ảnh hưởng đến năng suất thịt của gà.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Kim Đăng, Nguyễn Đình Trình, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Phương Giang, Nguyễn Bá Tiếp (2016), Ảnh hưởng của Probiotics Bacillus dạng bào tử chịu nhiệt đến sinh trưởng, một số vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột gà Ross 308 sau nở đến 45 ngày tuổi, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 205, tr.37- 42.
[2] Phạm Thành Định, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Đức Hưng, Ngô Văn Bình (2017), Nghiên cứu sức sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, tập 126, số 3A, tr.201-21.
[3] Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Trần Đức Hoàn, Phạm Thị Quyên, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Thị Khánh Linh (2020), Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Lactozyme đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở gà, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 110, tr.41-54.
[5] Đặng Hoàng Lâm, Đặng Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Hồng Thúy, Nguyễn Thị Bích Phương, Bùi Thị Hoàng Yến (2019), Ảnh hưởng của việc bổ sung một số loại thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng tiêu hóa, trao đổi chất và chất lượng thân thịt của gà ri lai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, tập 14, số 1, tr.19-26.
[6] Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức, Nguyễn Bá Hiếu (2012), Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 10, tr.978-985.
[7] Nguyễn Thị Mười, Phạm Công Thiếu, Nguyễn Huy Đạt, Trần Quốc Hùng, Lê Thị Thúy Hà, Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Thị Thanh Vân, Đào Đoan Trang (2021), Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con lai giữa gà Lạc Thủy với gà Lương Phượng, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 264, tr.60-64.
[7] Nguyễn Mộng Nhi và Nguyễn Văn Vui (2020), Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium Sativum) đến tăng trưởng của gà nòi từ 4 đến 13 tuần tuổi, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, số 112, tr.35-43.
[8] Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thuý Hằng, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Hữu Đoàn (2016), Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 14, số 1, tr.9-20.
[9] Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Công Oánh, Nguyễn Văn Duy, Vũ Đình Tôn (2020), Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Tiên Yên, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(6), tr.423-433.
[10] Trần Thị Trinh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Đình Nguyên, Vũ Thị Hoài Thu, Đoàn Phương Thúy (2022), Nghiên cứu năng suất và chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (Lạc Thủy x Lương Phượng) nuôi tại Việt Yên - Bắc Giang, Tạp Chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi, số 133, tr.13-20.
[11] Nguyễn Viết Thái (2012), Nghiên cứu xác định tổ hợp lai có hiệu quả kinh tế giữa gà H’mông và gà ai cập để sản xuất gà xương, da, thịt đen, Luận án tiến sỹ nông nghiệp Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.