CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
John Maxwell Coetzee quan niệm xã hội bao gồm nhiều phân mảnh, hỗn độn nên con người sống trong xã hội đó cũng không hoàn hảo, bế tắc và vỡ vụn. Bằng tài năng và cảm quan tinh tế, trong tiểu thuyết, Coetzee xây dựng nhiều kiểu nhân vật mang đậm nét trưng của văn học hậu hiện đại. Bài nghiên cứu này tập trung khai thác cảm quan của Coetzee về con người qua một số kiểu nhân vật: khiếm khuyết, bất toàn, lưu vong, bị ruồng bỏ, hoài nghi, bất tín nhận thức. Từ đó, góp phần khai thác, lí giải những vỉa tầng nội dung bên trong tác phẩm; đồng thời thấy được sự trăn trở của nhà văn về các vấn đề liên quan đến con người trong xã hội Nam Phi giai đoạn ngự trị và hậu kỳ Apartheid.
Từ khóa
John Maxwell Coetzee, cảm quan, hậu hiện đại, con người.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Lê Huy Bắc (2019), Văn học hậu hiện đại, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
[3] A. Blach (1991), “Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại” (Nguyễn Trung Đức dịch), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5.
[4] John Maxwell Coetzee (2004), Ruồng bỏ (Thanh Vân dịch), Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
[5] John Maxwell Coetzee (2004), Cuộc đời và thời đại của Michael K (Mạnh Chương dịch), Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
[6] John Maxwell Coetzee (2005), Giữa miền đất ấy (Song Kha dịch), Nxb. Văn học, Hà Nội.
[7] John Maxwell Coetzee (2007), Tuổi sắc đá (Anh Thư dịch), Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
[8] John Maxwell Coetzee (2008), Người chậm (Thanh Vân dịch), Nxb. Văn học, Hồ Chí Minh.
[9] John Maxwell Coetzee (2014), Đợi bọn mọi (Crimson Mai & Phương Văn dịch), Nxb. Văn học, Hồ Chí Minh.
[10] John Maxwell Coetzee (2019), Những cảnh đời tỉnh lẻ - Tuổi trẻ (Hương Châu dịch), Nxb. Phụ nữ Việt Nam, Hồ Chí Minh.
[11] J.F. Lyotard (2019), Hoàn cảnh hậu hiện đại, (Ngân Xuyên dịch), Nxb. Tri thức, Hà Nội.
[12] Trần Huyền Sâm (2007), “Bi kịch Ruồng bỏ trong tiểu thuyết cùng tên của John Maxwell Coetzee”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3.
[13] Dương Thị Ánh Tuyết (2021), “Nhân vật mảnh vỡ trong Trốn chạy của Alice Munro”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 8.