KINH ĐÔ VẠN LẠI - YÊN TRƯỜNG VÀ SỰ NGHIỆP TRUNG HƯNG NHÀ LÊ NỬA CUỐI THẾ KỶ XVI

Nguyễn Thị Thuý

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thanh Hóa không chỉ là đất “phát tích” khởi nghĩa Lam Sơn và vương triều Hậu Lê mà còn là vùng đất căn bản trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê. Trong cuộc chiến với nhà Mạc (Bắc triều), vùng đất Vạn Lại - Yên Trường (Thanh Hóa) là nơi được chọn dựng kinh đô của nhà Lê (Nam triều). Vùng đất này đã trở thành trung tâm chính trị và quân sự của Nam triều từ khi kinh đô được dựng đặt ở Vạn Lại (1546), sau đó là Yên Trường (1553). Trong thời gian 47 năm (1546 - 1593), việc kinh đô Nam triều được chuyển qua lại nhiều lần giữa Vạn Lại và Yên Trường đã khẳng định vị thế và vai trò của vùng đất này trong sự
nghiệp Trung hưng nhà Lê.
Từ khóa: Kinh đô, Trung hưng nhà Lê, Nam - Bắc triều, Vạn Lại - Yên Trường.

Chi tiết bài viết