HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NHÌN TỪ LÍ THUYẾT GIỚI

Phạm Thị Phương Thành , Lê Tú Anh, Bùi Thị Ngọc Anh, Bùi Thị Nhung, Lô Thị Hiền, Bùi Thị Thanh Vân, Lê Huy Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ca dao là một phần đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Từ khi chưa có văn học viết, ca dao đã là nơi ký thác tình cảm, suy nghĩ, nguyện vọng của người lao động. Trong ca dao, hình tượng người phụ nữ được tái hiện ở nhiều khía cạnh, cả tinh thần và thân thể. Nếu ở phần tái hiện thân thể, người phụ nữ hiện ra với nhiều nét đẹp thuần hậu, Á Đông; thì phần tái hiện đời sống tinh thần, người phụ nữ thường được miêu tả như là nạn nhân của những bất bình đẳng về giới. Từ góc nhìn lí thuyết giới có thể thấy đó cũng là cơ sở cho các tiếng nói nữ quyền ra đời. Dù lí thuyết giới mà trọng tâm là lí thuyết nữ quyền chưa hình thành một cách hệ thống ở Việt Nam, nhưng từ xa xưa, những tiếng nói khẳng định thân thể/bản thể nữ đã khá rõ ràng trong ca dao cổ truyền của người Việt. Trên cơ sở khảo sát các bài ca dao cổ truyền đã được tập hợp và xuất bản, bài viết nhận diện, phân tích, lí giải những đặc tính và trải nghiệm của giới nữ, từ đó có cái nhìn rộng mở, phong phú hơn về hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam.
Từ khóa: Người phụ nữ, ca dao, ca dao Việt Nam, lí thuyết giới.

Chi tiết bài viết