VAI TRÒ CỦA THỂ LOẠI ĐỐI VỚI VIỆC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NỬA SAU THẾ KỶ XIX Ở NAM BỘ

Nguyễn Ngọc Phú1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX sử dụng đa dạng các thể thơ, đặc biệt là thơ cổ phong, thơ Đường luật và một số thể thơ khác có cấu trúc nhỏ gọn, chặt chẽ, mang tính cập nhật, thời sự; các thể biền văn, văn chính luận có giá trị nghệ thuật, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, hùng hồn và sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ, giúp nhà nho giãi bày tâm tư, tình cảm đối với con người trung nghĩa ở Nam Bộ. Ngoài ra, còn sử dụng các thể văn xuôi tự sự và một số thể loại văn học dân tộc có những ưu thế riêng trong phản ánh thực tế phong phú, đa dạng và lý giải nhiều vấn đề của thời cuộc, góp phần khắc họa hình tượng con người
trung nghĩa.
Từ khóa: Thể loại, con người trung nghĩa, văn học nhà nho Nam Bộ, nửa sau thế kỷ XIX.

Chi tiết bài viết