NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU - TỈNH THANH HOÁ

Vũ Thị Thu Hiền1,
1 Phòng Đảm bảo Chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu hiện trạng cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu - tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận được 805 loài cây lâm sản ngoài gỗ thuộc 478 chi, 139 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành Ngọc lan - Magnoliophyta chiếm số lượng lớn nhất với 117 họ, 448 chi, 767 loài. Dạng sống thực vật có 5 nhóm cơ bản: nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi một năm, nhóm cây chồi ẩn, nhóm cây có chồi nửa ẩn và nhóm cây chồi sát đất. Trong đó nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với số lượng 645 loài, chiếm tới 80,1% tổng số loài. Thành phần thực vật được phân theo 9 nhóm công dụng cơ bản, trong đó có 3 nhóm chiếm số lượng lớn đó là nhóm cây làm thuốc với 689 loài chiếm 54,6%, nhóm cây ăn được với 252 loài chiếm 20% và nhóm cây làm cảnh với 126 loài chiếm 10%. Có 28 loài nằm trong Danh lục Sách đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 01 loài rất nguy cấp (CR); 05 loài quý hiếm đang ở mức nguy cấp (EN); 22 loài quý hiếm trong tình trạng sẽ nguy cấp (VU) chiếm 3,48% tổng số loài lâm sản ngoài gỗ trong khu vực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập II), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1992), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[5] Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viêṇ Khoa hoc̣ và Công nghê ̣Viêṭ Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II - thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.