XÁC ĐỊNH LƯỢNG BÓN PHÂN KHOÁNG PHÙ HỢP THEO MỤC TIÊU NĂNG SUẤT CHO CÂY KHOAI TÂY (SOLANUM TUBEROSUM L.) TẠI THANH HÓA

Trần Công Hạnh1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xây dựng mô hình thực nghiệm đồng ruộng ứng dụng công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng của Israel trong sản xuất khoai tây trên đất phù sa sông Mã, vụ Đông Xuân 2018 - 2019 ở tỉnh Thanh Hóa với 4 công thức bón N, P2O5, K2O, Cao, MgO theo mục tiêu năng suất 100%; 125%; 150% và 175% so với năng suất trung bình trong điều kiện sản xuất của nông dân.
Lượng bón và lịch trình tưới nước, bón phân được xác định bằng phần mềm quản lý dinh dưỡng “Nutrinet, Haifa Israel”. Kết quả cho thấy, hiệu quả sản xuất khoai tây cao nhất ở lượng bón 175%: tổng chi phí sản xuất 110,407 triệu đồng/ha; năng suất 38,9 tấn/ha; tổng thu nhập 238,8 triệu đồng/ha; thu nhập thuần 165,5 triệu đồng/ha; lãi thuần 130,4 triệu đồng/ha; giá thành sản xuất 2.749 đồng/kg củ; tỷ suất lợi nhuận bón phân đạt 4,93. Lượng bón thích hợp cho khoai tây trong điều kiện ứng dụng công nghệ quản lý nước và dinh dưỡng của Israel là 880 kg/ha (207N; 177 P2O5; 140 K2O; 24 CaO; 32 MgO), tương ứng năng suất mục tiêu 48 tấn/ha.
Từ khóa: Cây khoai tây, bón phân thông qua hệ thống tưới, phần mềm Nutrinet Haifa Israel, hiệu quả sản xuất khoai tây.

Chi tiết bài viết