NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SỰ NẢY MẦM VÀ SINH TRƯỞNG CÂY GIỐNG NÁNG HOA TRẮNG (CRINUM ASIATICUM L.) TẠI THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các nghiên cứu trước đây về cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) thuộc họ Thủy tiên Amryllidaceae đã cho thấy thành phần hoạt chất trong cây có tác dụng giảm kích thước khối u tuyến tiền liệt sớm mà không cần phẫu thuật. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đến quá trình nảy mầm và sinh trưởng cây giống Náng để có những đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến việc bảo quản và sản xuất cây giống. Trong nghiên cứu này cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm và sinh trưởng của cây giống Náng được nhân từ hạt, như: hạt Náng bị giảm khả năng nảy mầm khi bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10oC đến 13oC; thời vụ (CT2) gieo hạt 25/10; hạt gieo trên giá thể (CT3) cát sông + đất phù sa tỷ lệ 1 : 1; gieo hạt ở khoảng cách (CT2) 10 x 10 (cm), ngâm xử lý hạt tươi bằng GA3 ở nồng độ 15ppm (CT3) cho cây mọc mầm và sinh trưởng cây giống ưu thế nhất; ở các tháng 11, 12 sâu hại Náng phát triển nhiều.
Từ khóa
Náng hoa trắng, họ Thủy tiên, hạt giống, nảy mầm, sinh trưởng cây giống, sâu hại.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế (2017), Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.), Tập 2, Dược điển Việt Nam V, Nxb. Y học, Hà Nội.
[3] Nguyễn Mạnh Khải (2005), Giáo trình bảo quản nông sản, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
[4] Nguyễn Huy Hoàng, Lê Hữu Cần (2017), Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học, Giáo trình Cao học Nông nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[5] Nguyễn Bá Hoạt (2003), Nghiên cứu cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt, Đề tài cấp Bộ Y tế, Hà Nội.
[6] Viện Dược liệu (2023), Náng hoa trắng, Bản tin số 1.2023, Bản tin Dược liệu.
[7] Đặng Quốc Tuấn (2019), Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng Náng hoa trắng Crinum asiaticum L. trên vùng đất cát ven biển Bắc Trung bộ, Nhiệm vụ khoa học cơ sở, Viện Dược liệu, Hà Nội.
[8] Phạm Chí Thành (1988), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[9] DK Patel (2017), Crinum asiaticum Linn: A Medicinal Herb as Well as Ornamental Plant in Central India.