NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN KALI VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI QT55 VỤ XUÂN NĂM 2022 TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Lê Văn Ninh1, , Tống Văn Giang1, Lê Phạm Huy2, Nguyễn Trọng Dương2
1 Trường Đại học Hồng Đức
2 Công ty Giống cây trồng Nông Hữu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giống ngô lai QT55, do cán bộ giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức lai tạo, là giống ngô mới đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép lưu hành theo quyết định Số:44/QĐ-TT-CLT ngày 28/02/2022. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhằm bổ sung cân đối chất dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho giống ngô lai QT55 sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất, hạn chế sâu bệnh gây hại và đạt chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali và lân của giống ngô lai QT55 cho thấy, ở mức bón 110 kg P2O5/ha (P3) và mức bón 100 kg K2O/ha (K3) cho chiều cao cây cao đạt 198,9 cm. Công thức bón 70 P2O5/ha (P1) và mức bón 60 kg K2O/ha (K1) có chiều cai cây thấp nhất là 192,5 cm. Năng suất của giống ngô lai QT55 đạt cao nhất ở công thức P3K3 với mức bón 110 kg P2O5/ha và 100 kg K2O/ha là 7,21 tấn/ha; công thức (P1K1) thấp nhất đạt 6,45 tấn/ha.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ nông nghiệp và PTNT (2011), QCVN 01-56:2011/BNNPTNT- về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.
[2] Phan Xuân Hào (2013), Một số giải pháp nâng cao năng suất ngô ở Việt Nam, Báo cáo tại Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam.
[3] Nguyễn Thế Hùng (2011), Xác định liều lượng bón Lân và Kali phù hợp cho giống ngô lai LVN10 tại vùng Gia Lâm - Hà Nội, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, tập 1, số 3.
[4] Lê Trọng Phương (2021), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô lai QT55 trong vụ Xuân 2022 tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Hồng Đức.
[5] Viện nghiên cứu ngô (2015), Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu ngô 2010 - 2015, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[6] FAOSTAT (2019), Proceedings of the planning workshop: maize research and development project.
[7] Singh J., (2014), Beerding production and protection methodologies maize in India, New Delhi, p.22.