MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI CÂY NGẢI ĐEN (KAEMPFERIA PARVIFLORA WALL. EX BAKER) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ngải đen (Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) là loài cây dược liệu quý, thường được sử dụng trong việc tăng cường sức khỏe, trị các bệnh về xương khớp, làm tăng ham muốn tình dục và cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn đau bụng, dạ dày và loét tá tràng… Tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông, theo kết quả điều tra cho thấy, Ngải đen có xuất hiện ở 3/10 tuyến điều tra. Tần số bắt gặp trên các tuyến điều tra có xuất hiện loài trung bình là 4,28 (cây) bụi/km. Phân bố tập trung ở tiểu khu 264 và 271, trạng thái rừng IIA, IIB và IIIA; đai cao 652m so với mực nước biển, rừng núi đất, vị trí sườn núi 80,9%, vị trí chân núi 19,1%; nơi đất giàu mùn, độ ẩm cao, thoáng khí; độ tàn che 0,2 - 0,5; độ che phủ từ 37 - 54%, không xuất hiện những nơi đất trống. Phân bố của Ngải đen không phụ thuộc vào thành phần loài cây tầng cao, cây bụi và thảm tươi mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện lập địa và trạng thái rừng.
Từ khóa
Ngải đen, Pù Luông, Kaempferia parviflora Wall., họ Gừng..
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (2006), Dự án đầu tư bổ sung khu BTTN Pù Luông giai đoạn 2006 - 2010, Thanh Hóa.
[3] Đỗ Huy Bích (chủ biên) (2006), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập I), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
[5] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[6] Nguyễn Văn Tập và cộng sự (2005), Kết quả điều tra các loài thực vật dùng làm thuốc ở Việt Nam, Báo cáo Hội thảo “Đa dạng sinh học ở Việt Nam: Nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo”.
[7] Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập III, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8] Viện Dược liệu, Kết quả các đợt điều tra Dược liệu ở Việt Nam (1961 - nay) và Danh lục cây thuốc Việt Nam (Tài liệu cập nhật hàng năm lưu hành nội bộ).
[9] Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh.
[10] Han-Yong Park , Kyung-Su Kim , Gunes Ak , Gokhan Zengin , Zoltán Cziáky, József Jekő , Kathalingam Adaikalam , Kihwan Song , Doo-Hwan Kim , Iyyakkannu Sivanesan (2021), Establishment of a Rapid Micropropagation System for Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker: Phytochemical Analysis of Leaf Extracts and Evaluation of Biological Activities, Plants (Basel);10(4):698, doi: 10.3390/plants10040698.
[11] Chen Huo , Sullim Lee , Min Jeong Yoo , Bum Soo Lee , Yoon Seo Jang , Ho Kyong Kim, Seulah Lee , Han Yong Bae , Ki Hyun Kim (2023), Methoxyflavones from Black Ginger (Kaempferia parviflora Wall. ex Baker) and their Inhibitory Effect on Melanogenesis in B16F10 Mouse Melanoma Cells, Plants (Basel), 12(5):1183, doi:10.3390/plants12051183.
[12] Sunkyu Lee , Changhee Kim , Dowan Kwon , Mi-Bo Kim , Jae-Kwan Hwang (2018), Standardized Kaempferia parviflora Wall. ex Baker (Zingiberaceae) Extract Inhibits Fat Accumulation and Muscle Atrophy in ob/ob Mice, Evid Based Complement Alternat, doi:10.1155/2018/8161042.