KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÂY THUỐC, BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI HUYỆN QUẾ PHONG VÀ TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tài nguyên cây thuốc của nước ta tương đối phong phú, song đang có nguy cơ suy giảm mạnh do vấn đề khai thác ồ ạt. Công tác tái sinh và trồng cây thuốc chưa đủ khả năng bù đắp. Vì vậy, công tác bảo tồn, khai thác, phát triển bền vững nguồn gen và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của 54 dân tộc anh em là rất cần thiết. Huyện Quế Phong và Tương Dương là hai trong những huyện có thành phần dân tộc Thái lớn của tỉnh Nghệ An, việc bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc bài thuốc là một trong nhiệm vụ rất cần thiết. Kết quả điều tra, sưu tầm cây thuốc, bài thuốc trong huyện cho thấy: tại 09 xã có thành phần dân tộc Thái chiếm ưu thế có 21 bài thuốc dân gian được lưu truyền và sử dụng phổ biến tập trung vào các nhóm bệnh như gan, thận, tiêu hóa. Có 100 loài cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian, có sự đa dạng về dạng sống với nhóm cây thân thảo và thân gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 55%, 28%.
Từ khóa
Cây thuốc Thái, bảo tồn cây thuốc, đa dạng loài, huyện Tương Dương, huyện Quế Phong.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
[3] Nguyễn Tập (2001), Áp dụng khung phân hạng mới của IUCN-1994 để đánh giá tình trạng bị đe doạ đối với các loài cây thuốc cần bảo tồn ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Dược liệu, 6(2+3):42-45.
[4] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Viện Dược liệu (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[6] Viện Dược liệu, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc các năm 2017, 2018, 2019 (Tài liệu lưu hành nội bộ).