NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY THƯƠNG LỤC (PHYTOLACCA AMERICANA L.) TẠI TỈNH THANH HOÁ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu sự phân bố, đặc điểm hình thái và giải phẫu cây Thương lục - loài dược liệu cũng là loài độc dược mà người dùng hết sức chú ý khi sử dụng tại một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá. Kết quả điều tra, nghiên cứu chỉ ra được khả năng thích nghi và phát triển của cây Thương lục khá lớn ở độ cao từ 100 - 1000 m tại các huyện trung du và miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá, là loài ưa nắng, sinh trưởng và phát triển trên những hệ sinh thái đơn giản như đất trống, bìa rừng, bìa mương, đồi nương bỏ hoang,... với tầng cây bụi thảm tươi có chiều cao từ 30 - 170 cm, độ che phủ 50 - 90%, cùng với một số loài bắt gặp phổ biến như: đơn kim, cỏ lá gừng, phân xanh. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Thương lục góp phần nhận biết, phân biệt để tránh nhầm lẫn với các cây thuốc khác khi thu hái, sử dụng và tiêu chuẩn hoá dược liệu.
Từ khóa
Thương lục, đặc điểm hình thái, cây thuốc, đặc điểm phân bố, điều tra phân bố.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2011), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Võ Văn Chi (2018), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
[5] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam I, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[6] Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Thực vật có hoa, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[7] Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm quốc gia (2023), Phòng chống ngộ độc Thương lục, https://nifc.gov.vn/xac-dinh-nguyen-nhan-ngo-doc/phong-chong-ngo-doc-thuong-luc-post1982.html.
[8] Hyoung-Yun Han, Kang-Hyun Han, Jun-Ho Ahn (2020), Subchronic Toxicity Assessment of Phytolacca americana L. (Phytolaccaceae) in F344 Rats, DOI:10.1177/1934578X20941656, Natural Product Communications.