ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC HẠT ĐẾN NẢY MẦM, SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GIỐNG BÁCH BỘ LOÀI STEMONA TUBEROSA LOUR.

Phạm Thị Lý1, , Lê Hùng Tiến2, Trần Trung Nghĩa1, Phạm Văn Năm3
1 Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
2 Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
3 Trung tâm Nghiên Cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt (to, trung bình, nhỏ) đến quá trình nảy mầm, sinh trưởng của loài Bách bộ Stemona tuberosa Lour. cho thấy, hạt to hơn nảy mầm sớm hơn, thời gian nảy mầm ngắn hơn, song tỷ lệ nảy mầm thấp hơn so với hạt nhỏ hơn. Cây giống từ hạt to hơn có chiều cao cây, đường kính gốc, số thân, số lá cao hơn so với cây từ hạt nhỏ hơn, song mức chênh lệch chỉ có ý nghĩa khi so sánh giữa hạt to và hạt trung bình với hạt nhỏ, và không có ý nghĩa giữa hạt to với hạt trung bình (P=95%). Tỷ lệ cây giống xuất vườn cao nhất ở hạt trung bình (47,33%), so với 46,67% ở hạt to và 35,47% ở hạt nhỏ. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng giai đoạn đầu ngoài đồng ruộng có sự khác biệt đáng tin cậy giữa cây giống gieo ươm từ hạt to, hạt trung bình so với hạt nhỏ. Do vậy, kích thước hạt từ trung bình trở lên (đường kính ≥ 3,0 mm; chiều dài ≥ 1,5 mm, khối lượng 1.000 hạt ≥ 107,9 g) được lựa chọn làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn hạt giống loài Stemona tuberosa Lour.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 Bộ Y tế (2013), Thông tư số 40/2013/TT-BYT, ngày 18/11/2013 Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần thứ VI.
2 Võ Văn Chi (2012), Từ điển Cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học tập 1, Tr 82-84
3 Đỗ Tất Lợi (1997), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật
4 Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1976/QĐ-TTg Ngày 30/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”
5 Viện Dược Liệu (2002), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam NXB Khoa học kỹ thuật Việt Nam, tập 1
6 Amonum J. I; F. Sumaduniya and T. O. Amusa (2020). Effects of Seed Size on the Germination and Early Growth of African Baobab (Adansonia digitata L.). Asian Journal of Research in Agriculture and Forestry 6(2): 1-7, 2020; Article no.AJRAF.57767 ISSN: 2581-7418.
7 Anjusha J. R; K. Vidyasagaran; Vikas Kumar and R. Ajeesh (2015). Plant Archives. Vol. 15 No. 1, 2015 pp. 595-601. ISSN 0972-5210.
8 Bewley. J. D et al (2013). Seeds: physiology of development, germination and dormancy. 3. ed. New York: Springer, 2013.
9 Charu Shahi, Vibhuti, Kiran Bargali, S. S. Bargali (2015). How seed size and water stress affect the seed germination and seedling growth in wheat varieties? Current Agriculture Research Journal, v. 3, n. 1, p. 60-68, 2015.
10 Fábio Steiner, Alan Mario Zuffo , Aécio Busch , Tiago de Oliveira Sousa, Tiago Zoz (2019). Does seed size affect the germination rate and seedling growth of peanut under salinity and water stress? ISSN 1983-4063 - www.agro.ufg.br/pat - Pesq. Agropec. Trop., Goiânia, v. 49, e54353, 2019.
11 Fredrick, C., Chima, U.D. and Jimmy, A.O (2020). Effect of Seed Size on Germination and Early Seedling Growth of Dennettia tripetala (G. Baker). PAT June, 2020; 16 (1): 94 -103 ISSN: 0794-5213. Online copy available at www.patnsukjournal.net/currentissue
12 Juliet Atinuke Yisau, Stephen Tobi Fadebi, Oluseyi Opeyemi Ojekunle, and Kaseem Dele Salami (2023). Effect of Seed Size and Source Variation on Germination Potentials of Anacardium occidentale (Linnaeus) Seeds. European Journal of Agriculture and Food Sciences www.ejfood.org.
13 Matheus Lopes Souza; Marcílio Fagundes(2014). Seed Size as Key Factor in Germination and Seedling Development of Copaifera langsdorffii (Fabaceae). American Journal of Plant Sciences Vol.5 No.17(2014), Article ID:48412,8 pages DOI:10.4236/ajps.2014.517270

14 Mirgal A. B. , Rajesh P. Gunaga, and C.B. Salunkhe (2016). Seed size and its influence on germination, seedling growth and biomass in Saraca asoca (Roxb). De Wilde, critically endangered tree species of Western ghats, India. Journal of Applied and Natural Science 8 (3): 1599 - 1602 (2016).
15 Noha Fahad Alngiemshy, Jana Saleh Alkharafi, Norah Saud Alharbi, Noorah Saleh Al-Sowayan (2020). Effect of Seeds Size on Germination of Faba Bean Plant. Agricultural Sciences, 2020, 11, 465-471 https://www.scirp.org/journal/as ISSN Online: 2156-8561 ISSN Print: 2156-8553.
16 Rathiesh P, Ajeet Kumar Negi and Dinesh Singh (2019) Effect of Seed Size on Germination of Semecarpus anacardium (Marking Nut) in Garhwal Himalaya. International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences ISSN: 2319-7706 Volume 8 Number 09 (2019) Journal homepage: http://www.ijcmas.com.

17 Shahi Charu, Vibhuti, Kiran Bargali and S. S. Bargal (2015). How Seed Size and Water Stress Effect the Seed Germination and Seedling Growth in Wheat Varieties .Current Agriculture Research Journal. Vol. 3(1), 60-68 (2015).
18 Souza, M.L. and Fagundes, M. (2014), Predispersal Seed Predation of Copaifera langsdorffii (Fabaceae): A Tropical Tree with Supra-Annual Mass Fruiting in Brazilian Cerrado. Arthropod-Plant Interactions
19 Waman AA, Bohra P (2016), Sustainable development of medicinal and aromatic plants sector in India: an overview. Sci Cult 82:245–250.