ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VÀ CHẾ PHẨM TRICHODERMA ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT NẾP LAI F1 PD668 VỤ XUÂN HÈ NĂM 2024 TẠI HUYỆN ĐÔNG SƠN - TỈNH THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống dưa chuột nếp lai F1 PD 668 tại Thanh Hoá. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố được bố trí kiểu Split-plot (ô lớn, ô nhỏ) và 3 lần nhắc lại. Nhân tố thứ nhất gồm 5 công thức bón phân H1: không bón phân; H2: Bón phân hóa học; H3: Bón phân trùn quế cao cấp SFARM Pb01; H4: Bón phân gà hữu cơ vi sinh Tín Tâm; H5: Bón phân bò Tribat. Nhân tố thứ hai gồm 2 công thức (T1: Không xử lý chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma; T2: Xử lý chế phẩm Trichoderma 3%). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức sử dụng phân trùn quế SFARM pB01, chế phẩm Trichoderma 3% có các chỉ tiêu nghiên cứu đạt cao nhất: tổng thời gian sinh trưởng đạt 79 ngày, khối lượng quả đạt 163 g/quả, năng suất cá thể đạt 1,66 kg/cây, năng suất lý thuyết đạt 41,57 tấn/ha, năng suất thực thu đạt 38,6 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất 379,21 triệu đồng
Từ khóa
Dưa chuột nếp, phân hữu cơ, Trichoderma, sinh trưởng, năng suất
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Quy chuẩn Viêt Nam (2010), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
[3] Quy chuẩn Viêt Nam (2012), Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống dưa chuột, QCVN 01-87:2012/BNNPTNT.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 885/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, ngày 23/6/2020.
[5] Trần Thị Thiêm, Phạm Văn Cường, Trần Thị Minh Hằng, Bùi Ngọc Tấn, Hà Thị Quỳnh (2019), Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh bón thay thế phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất cà chua và dưa chuột, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(11):901-908.
[6] Andrzejak R., Janowska B (2022), Trichoderma spp. improves flowering, quality, and nutritional status of ornamental plants, Int Journal Molecular Science, 23(24):15662.
[7] Ganeshnauth V., Jaikishun S., Ansari A., and Homenauth O (2018). The effect of vermicompost and other fertilizers on the growth and productivity of pepper plants in Guyana, DOI: 10.5772/intechopen.73262.
[8] Gary J. Samuels (2004), Trichoderma a guide to identification and biology, Unit States Deparment of Agriculture Agricultural Reseach Service Systematic Botany and Mycology Laboratory 304, B-011A Beltsville, MD 20705-2350, USA.
[9] Jamal Uddin A.F.M., Ahmad H., Hasan, Mahbuba S., and Roni M.Z.K. (2016), Effect of Trichoderma SPP.on growth and yield characters of Bari tomato-14, International journal of business, social and scientific reseach, 4(2):117-122.
[10] Tindall M. (2000), Mineral and organic fertilizing in cabbage. Residual effect for commercial cultivation on yield and quality performance with organic farming, Hort, Bras, (6):15-20.
[11] Van Groenigen J., Lubbers I., Vos H. et al (2014). Earthworms increase plant production: a meta-analysis, Scientific Reports volume 4, Article number: 6365.