ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CÂY RAU ĐẮNG BIỂN (Bacopa monnieri (L.) Wettst.) TẠI TỈNH THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu cây Rau đắng biển, cho thấy cây Rau đắng biển thuộc dạng thân thảo, mọc bò, sống lâu năm, màu xanh, tiết diện tròn, có rễ ở đốt, nhiều nhánh. Lá đơn, màu xanh, mọc đối, nhẵn, mọng nước, có dạng hình muỗng hay hình trứng ngược, mép nhẵn. Hoa lưỡng tính, nhị 4, nhụy 1, nhỏ, 5 cánh, hình ống, màu trắng hoặc màu tím nhạt, mọc ở nách lá. Quả nang, hình trứng, chứa nhiều hạt, hạt rất nhỏ. Rau đắng biển trồng ở các thời vụ từ 15/2 - 15/3 và 15/6, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất dược liệu cao. Trong phạm vi nghiên cứu này, thời vụ trồng cây là 16/6/2023, thu hoạch lứa cắt đầu sau 80 ngày trồng, chiều dài cây trung bình 38,7 cm; sâu bệnh hại chủ yếu là sâu khoang, châu chấu và rầy lưng trắng; năng suất dược liệu khô đạt 5,53 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để phát triển nguồn dược liệu này.
Từ khóa
Rau đắng biển, đặc điểm nông sinh học, bacosid
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2]. Trần Trung Nghĩa (2018), Nghiên cứu tuyển chọn mẫu giống Rau đắng biển (Bacopa monnieri Wettst.) có năng suất và hàm lượng bacosid cao, Báo cáo kết quả nhiệm vụ, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ - Viện Dược Liệu.
[3]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
[4]. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động thuốc ở Việt Nam. Nxb. Khoa học kỹ thuật
[5]. Gary J. Martin (1995), Ethnobotany, a methods manual, Chapman & Hall, UK
[6]. Klein R.M. and D.T. Klein (1979). Phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. KH&KT, Hà Nội (Người dịch: Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh)
[7]. Justyna Moskwa and ete (2020) “Chemical composition of Polish propolis and its antiproliferative effect in combination with Bacopa monnieri on glioblastoma cell lines”, Scientific Reports, 10(21127):1-16
[8]. James Michael Brimson and ete, (2019), “Bacopa monnieri (L.) Wettst. Extract protects against glutamate toxicity and increases the longevity of Caenorhabditis elegans”, Journal of Traditional and Complementary Medicin, 4;10(5):460-470.
[9]. Satyam Sangeet and ete (2023), “Computational Analysis of Bacopa monnieri (L.) Wettst. Compounds for Drug Development against Neurodegenerative Disorders”. Curr Comput Aided Drug Des, 19(1):24-36.