XÁC ĐỊNH QUAN HỆ DI TRUYỀN LOÀI CROTON KONGENSIS GAGNEP. TẠI THANH HÓA BẰNG CHỈ THỊ DNA BARCODE

Lê Đình Chắc1
1 Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việc sử dụng DNA barcode để xác định mối quan hệ di truyền của các ỉoài sinh vật nói chung, thực vật nói riêng đã và đang đirợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đây ỉà kỹ’ thuật sử dụng một trình tự DNA (khoảng 400 - 1000 bp) như một tiêu chuẩn để nhận dạng và xác định quan hệ chủng loài của các loài sinh vật một cách nhanh chóng và chính xác. Do đó, DNA barcode không chỉ giúp các nhà phân loại học trong công tác phân loại và xác định loài, mà còn nâng cao năng lực kiểm soát, hiểu biết và tận dụng sự đa dạng sinh học. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đen kết quả phân lập và xác định quan hệ chủng loài của 2 trình tự ITS và Matk DNA của cây Khỏ sâm thu tại Thanh Hóa. Trình tự ĨTS và trình tự Matk có kích thước lẩn lượt là (676bp) và (656bp). Hai trình này được xác định là cùng loài Croton kongensis, trong đó có trình tự ITS là trình tự đầu tiên được công bố trên gen banks.
Từ khóa: ITS, Matk, Mã vạch DNA, c. Kongensis.

Chi tiết bài viết