THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY THUỐC TẠI TỈNH THANH HÓA

Nguyễn Trọng Chung1, , Lê Hùng Tiến1, Phạm Văn Năm1, Đào Văn Châu1
1 Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Viện Dược liệu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bảo tồn tính đa dạng sinh học là một trong những nhu cầu cấp thiết không những của Việt Nam mà còn của cả toàn thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã điều tra ghi nhận 5117 loài thực vật có giá trị làm thuốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây thực trạng khai thác tràn lan và sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân đã làm nguồn tài nguyên dược liệu ngày một cạn kiệt, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vườn lưu giữ và bảo tồn cây thuốc Thanh Hóa hiện đang lưu giữ và bảo tồn 169 nguồn gen chủ yếu nằm trong lớp 2 lá mầm ngành hạt kín, với đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc cũng như dạng sống, vườn cây thuốc Thanh Hóa là nơi lưu giữ và bảo tồn cây thuốc đặc trưng của khu vực Bắc Trung Bộ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[2] Nguyễn Tập (2006), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, tập 11, số 3.
[3] Viện Dược liệu (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc (Tài liệu lưu hành nội bộ).
[4] Viện Dược liệu (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Viện Dược liệu (2013), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.