KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT PHỤC VỤ NUÔI TÔM SINH THÁI TẠI CÀ MAU

Lê Bảo Việt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quá trình thực hiện đề tài sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, tiến hành khảo sát, phỏng vấn hiện trạng và đánh giá chất lượng môi trường nước mặt phục vụ nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau. Kết quả đã ghi nhận tổng diện tích nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau khoảng 30.713 ha tập trung ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi, trong đó diện tích nuôi tôm sinh thái được các tổ chức quốc tế chứng nhận khoảng 19.000 ha với gần 4.200 hộ đạt chứng nhận Naturland. Ngoài ra, đề tài còn khảo sát, phỏng vấn 53 hộ nuôi tôm sinh thái tại các huyện nuôi tôm tập trung như Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển để có thêm thông tin về thực trạng ao nuôi, lượng thức ăn, hóa chất đã sử dụng, nguồn nước cấp và nước thải ra trong suốt quá trình nuôi. Quá trình đánh giá chất lượng nước nuôi tôm dựa vào mẫu phân tích nước trong ao nuôi tôm của một số hộ dân nuôi tôm bằng mô hình nuôi tôm sinh thái. Dựa vào kết quả quan trắc cho thấy đa số các thông số đều nằm trong giá trị cho phép của của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ, QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, ngoại trừ một vài mẫu có các thông số COD, BOD5, TSS, Colifrom vượt quy chuẩn cho phép. Kết quả từ việc khảo sát, phỏng vấn và phân tích số liệu cho thấy môi trường nước nuôi tôm không bị ô nhiễm nặng, các thông số vượt quy chuẩn một phần là do hoạt động sinh sống của con người làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt. Để góp phần bảo vệ môi trường và phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái cần các biện pháp quản lý hiệu quả môi trường nước nuôi tôm.
Từ khóa: Cà Mau, đánh giá chất lượng nước, nuôi tôm, sinh thái, rừng ngập mặn.

Chi tiết bài viết