ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GIUN QUẾ VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN RỪNG NUÔI Ở QUY MÔ NÔNG HỘ

Tống Minh Phương1, , Phùng Thị Tuyết Mai1
1 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại khu thực hành bộ môn khoa học vật nuôi, Trường Đại học Hồng Đức với mục tiêu xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung giun quế trong khẩu phần ăn đến năng suất sinh sản của lợn Rừng nuôi bán chăn thả với quy mô nông hộ.
Thí nghiệm được theo dõi 20 lợn nái hậu bị, bố trí ngẫu nhiên vào 2 lô nuôi theo 2 phương thức chăn nuôi khác nhau, mỗi lô gồm 10 con. Lô 1, lợn được nuôi trong chuồng nuôi có nền láng xi măng với diện tích 4,0 - 4,5m2/con và sân chơi trên nền đất với diện tích 15,0 - 30,0m2/con, sử dụng thức ăn tự phối trộn. Lô 2, nuôi trong điều kiện chuồng trại giống lô 1 nhưng có bổ sung giun quế tự do trong khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy: Việc bổ sung thêm giun quế có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn, làm tăng số con trên lứa cũng như khối lượng của lợn con sau cai sữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Đức (1997), Đặc điểm di truyền của lợn nội, ngoại và con lai của chúng nuôi tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Trường Đại học tổng hợp New England, Australia.
[2] Phùng Thị Thu Hà (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn Bản tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La phục vụ công tác bảo tồn giống, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
[3] Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng và Lục Đức Xuân (2004), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của giống lợn Hạ Lang tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Chăn nuôi, Số (6).
[4] Phạm Đức Hồng và Phạm Hải Ninh (2013), Bảo tồn và khai thác nguồn gen lợn Hạ Lang. Chuyên khảo bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thiện (2006), Giống lợn và công thức lai mới ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[6] Phạm Sỹ Tiệp, Hoàng Thị Phi Phượng, Phạm Duy Phẩm, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn Trung, Phạm Hải Ninh, Ngô Mậu Dũng, Thái Khắc Thanh, Bùi Huy Hùng, Đỗ Thị Nga và Chu Mạnh Thắng (2019), Xác định phương thức nuôi lợn Cỏ, Rừng và lợn Mẹo sinh sản, Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi, (105).
[7] Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009), Phân bố, đặc điểm và năng suất sinh sản của lợn Rừng, lợn Bản nuôi tại Hòa Bình, Tạp chí Khoa học và phát triển,7(2).
[8] Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Viễn (2007), Hiện trạng chăn nuôi lợn tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 6.
[9] Chu Đức Uy (1997), Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, Móng Cái phối với đực rừng tại Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[10] Nguyen Thi Tuong Vy, Nguyen Duc Hung (2012), Research on real situation of Co Pig raising in moutainous household and propose some sustainable solution to hepl ethnic minorities have a steady life in the middle of central part, in Viet Nam, The fourth International Conference on Vietnamese Studies.