NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG VÀ LƯỢNG BÓN PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HẠT
GIỐNG HY THIÊM (SIEGESBECKIA ORIENTALIS L. ) TẠI TỈNH THANH HÓA

Phạm Văn Năm1, , Đào Văn Châu1, Vương Đình Tuấn1, Tống Văn Giang2
1 Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Viện Dược liệu
2 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng bón phân kali đến năng suất và chất lượng hạt giống Hy thiêm (Siegesbeckia Orientalis L. ) tại Thanh Hóa. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu chia ô lớn ô nhỏ (split - plot), gồm 9 công thức, 3 lần nhắc; trong đó yếu tố khoảng cách trồng là ô lớn và yếu tố phân bón là ô nhỏ với kí hiệu tương ứng là: K1: Khoảng cách trồng 40 cm x 40 cm, K2: Khoảng cách trồng 40 cm x 50 cm, K3: Khoảng cách trồng 40 cm x 60cm, P1: Bón 30 kg K2O/ha, P2: Bón 40 kg K2O/ha, P3: Bón 50 kg K2O/ha.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất hạt giống, tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây Hy thiêm có xu thế tăng lên. Tương tác giữa khoảng cách trồng 40 x 50 cm và lượng phân kali 50 kg K2O/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt nhất, năng suất thực thu dao động từ 1,53 - 1,78 tạ/ha, và đạt tỉ lệ nảy mầm của hạt giống đạt 85%, cao hơn các công thức khác ở mức xác suất có ý nghĩa với LSD0.05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Tất Lợi (1997), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Phạm Chí Thành (1988), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam Quyển III, Nxb. Trẻ (in lần thứ 2), Hà Nội.
[4] Võ Văn Chí (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
[5] Viện Dược liệu (2013), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.