MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRẠNG THÁI RỪNG THƯỜNG XANH TRÊN ĐẤT THẤP TẠI CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này phương pháp điều tra lâm học được áp dụng tại các ô định vị nhằm xác định thành phần và tính đa dạng sinh học hệ thực vật ở các khu rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cho thấy Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có các chỉ số sinh trưởng của tầng cây gỗ vượt trội; chỉ số trung bình về chiều cao vút ngọn (Hvn) là 14,3 m, chiều cao dưới cành (Hdc) là 9,11 m, đường kính (D1.3) là 22,83 cm, mật độ tầng cây gỗ (N) là 475 cây/ha, độ tàn che của tầng cây gỗ khoảng 85%. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông có các chỉ số sinh trưởng của tầng cây gỗ thấp nhất với Htb = 11,88 m, Hdc = 8,08 m, D1.3 = 20,05cm, N = 370 cây/ha, độ tàn che của tầng cây gỗ khoảng 72%. Chỉ số đa dạng Shannon-Weaver cao nhất là 2,8 ở Vườn Quốc gia Bến En tiếp đến là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đa dạng sinh học, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Vườn Quốc gia Bến En
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập II), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập III). Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2021), Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt, công bố hiện trạng rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
[7] Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[8] Rastogi, A. (1999), Methods in applied Ethnobotany: Leson from the field. Kathmandu, Nepal: International Center for integrated Mountain Development. (ICIMOD).