Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs
<p>Trường Đại học Hồng Đức là Trường đại học công lập, đa ngành, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua gần 24 năm xây dựng, phát triển; T<span lang="VI">rường Đại học </span>Hồng Đức đã khẳng định <span lang="VI">là một trong những </span>địa chỉ <span lang="VI">đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn</span>, <span lang="VI">có uy tín </span>trong tỉnh và khu vực<span lang="VI">.</span> Với đội ngũ 23 phó giáo sư, 161 tiến sĩ và tỉ lệ cán bộ có trình độ sau đại học đạt 95%, Nhà trường đang tổ chức đào tạo 04 chuyên ngành tiến sĩ, 19 chuyên ngành thạc sĩ, 34 ngành đại học và một số chuyên ngành thạc sĩ hợp tác đào tạo với các trường đại học nước ngoài với tổng số gần 10.000 học viên, sinh viên.</p> <p>Năm 2017, Trường Đại học Hồng Đức đã được công nhận Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Năm 2019 được xếp hạng 49/256 cơ sở giáo dục đại học có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam; Năm 2020 được Webometrics xếp thứ 36/100 trường đại học tốt nhất Việt Nam,…</p> <p>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức là cơ quan ngôn luận chính thức của Trường Đại học Hồng Đức, có chỉ số ISSN 1859 - 2759 (xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Việt) và ISSN 2588 - 1523 (xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh), hoạt động theo giấy phép số 14/BTTTT-GPHĐBC ngày 09/01/2009, và Giấy phép số 125/GP-BTTTT, cấp lại ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức xuất bản 6 số/năm với ngôn ngữ xuất bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hơn 12 năm hoạt động, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức đã xuất bản được 66 số tạp chí bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh với hơn 1000 bài báo khoa học thuộc nhiều khối ngành. Chất lượng bài báo có hàm lượng khoa học ngày càng cao, quy trình xuất bản chặt chẽ, phản biện độc lập, uy tín. Là một phương tiện truyền thông về học thuật, Tạp chí khoa học có sức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động Giáo dục và Đào tạo, góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của Nhà trường.</p> <p>Trên cơ sở kiểm tra các nguồn lực và chất lượng bài đăng Tạp chí, tính đến nay Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công nhận tính điểm công trình cho 5 ngành Tạp chí của Nhà trường cụ thể như sau: Văn học (0 - 0,5đ), Nông nghiệp - Lâm nghiệp (0 - 0,5đ); Giáo dục học (0 - 0,25đ); Vật lý (0 - 0,25 đ) và Kinh tế (0 - 0,25 đ). Tháng 12/2017, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức đã tham gia cơ sở dữ liệu “Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến” (Vietnam Journals Online, VJOL) do Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý. Hiện nay, Tạp chí được truy cập tại địa chỉ: <a href="http://hdu.edu.vn/vi-vn/28/209/Tap-chi-khoa-hoc/" target="_blank" rel="noopener">http://hdu.edu.vn/vi-vn/28/209/Tap-chi-khoa-hoc/</a> hoặc <a href="https://www.vjol.info.vn/">https://www.vjol.info.vn/</a><u> </u><a href="https://www.vjol.info.vn/index.php%20/DHHD/issue/archive">index.php /DHHD/ issue/archive</a> (số tiếng Việt) và <a href="https://www.vjol.info.vn/">https://www.vjol.info.vn/</a> <u>index. php/HDU/ issue/ archive</u> (số tiếng Anh).</p> <p>Để tiếp tục nâng cao chất lượng, uy tín và khách quan cũng như tạo sự lan tỏa của Tạp chí trong cộng đồng nghiên cứu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức chào đón các nhà Khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên trong nước và quốc tế tham gia gửi bài và cộng tác nhiệt tình để Tạp chí Nhà trường mang đến độc giả những kết quả, thông tin hữu ích có giá trị khoa học.</p> <p>Ban trị sự xin trân trọng cảm ơn!</p> <p align="center"><strong> BAN TRỊ SỰ TCKH</strong></p> <p><strong> TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC</strong></p>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đứcvi-VNTạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức1859-2759NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY THƯƠNG LỤC (PHYTOLACCA AMERICANA L.) TẠI TỈNH THANH HOÁ
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/683
Nghiên cứu sự phân bố, đặc điểm hình thái và giải phẫu cây Thương lục - loài dược liệu cũng là loài độc dược mà người dùng hết sức chú ý khi sử dụng tại một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá. Kết quả điều tra, nghiên cứu chỉ ra được khả năng thích nghi và phát triển của cây Thương lục khá lớn ở độ cao từ 100 - 1000 m tại các huyện trung du và miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá, là loài ưa nắng, sinh trưởng và phát triển trên những hệ sinh thái đơn giản như đất trống, bìa rừng, bìa mương, đồi nương bỏ hoang,... với tầng cây bụi thảm tươi có chiều cao từ 30 - 170 cm, độ che phủ 50 - 90%, cùng với một số loài bắt gặp phổ biến như: đơn kim, cỏ lá gừng, phân xanh. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Thương lục góp phần nhận biết, phân biệt để tránh nhầm lẫn với các cây thuốc khác khi thu hái, sử dụng và tiêu chuẩn hoá dược liệu.Đào Văn ChâuPhạm Văn NămNguyễn Trọng Chung
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 1051410.70117/hdujs.71.2024.683KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÂY THUỐC, BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI HUYỆN QUẾ PHONG VÀ TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/684
Tài nguyên cây thuốc của nước ta tương đối phong phú, song đang có nguy cơ suy giảm mạnh do vấn đề khai thác ồ ạt. Công tác tái sinh và trồng cây thuốc chưa đủ khả năng bù đắp. Vì vậy, công tác bảo tồn, khai thác, phát triển bền vững nguồn gen và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của 54 dân tộc anh em là rất cần thiết. Huyện Quế Phong và Tương Dương là hai trong những huyện có thành phần dân tộc Thái lớn của tỉnh Nghệ An, việc bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc bài thuốc là một trong nhiệm vụ rất cần thiết. Kết quả điều tra, sưu tầm cây thuốc, bài thuốc trong huyện cho thấy: tại 09 xã có thành phần dân tộc Thái chiếm ưu thế có 21 bài thuốc dân gian được lưu truyền và sử dụng phổ biến tập trung vào các nhóm bệnh như gan, thận, tiêu hóa. Có 100 loài cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian, có sự đa dạng về dạng sống với nhóm cây thân thảo và thân gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 55%, 28%.Nguyễn Trọng ChungĐào Văn ChâuPhạm Văn NămVương Đình TuấnPhạm Đức Tân
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10152410.70117/hdujs.71.2024.684ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SÂU BỆNH HẠI VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY DƯA VÀNG KIM HOÀNG HẬU
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/685
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá thực trạng sâu bệnh hại, nhu cầu sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh trên cây Dưa vàng Kim Hoàng Hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh thối gốc, chết ẻo cây con và bệnh phấn trắng là các loại bệnh phổ biến gây hại trên cây Dưa vàng Kim Hoàng Hậu. Đối với côn trùng gây hại, rầy mềm và bọ phấn xuất hiện khá phổ biến và gây hại mạnh nhất so với các đối tượng côn trùng gây hại khác. Kết quả điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy, phần lớn nông dân trồng dưa, chiếm 72 – 82% số người được hỏi, mong muốn và có nhu cầu sử dụng thuốc sinh học để thay thể hoặc hạn chế sử dụng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng.Trần Xuân Cương
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10253110.70117/hdujs.71.2024.685NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG HOA DẠ YẾN THẢO (Petunia Hybrida L.) TRỒNG CHẬU TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/686
Cây hoa Dạ yến thảo thích hợp trồng trên những giá thể tơi xốp, giữ ẩm tốt, thoáng khí và giàu chất dinh dưỡng. Trong nghiên cứu này, xác định được giá thể phù hợp nhất cho cây hoa Dạ yến thảo khi trồng trên chậu với tỷ lệ phối trộn đất màu : xơ dừa : trấu hun theo tỷ lệ 3:2:1 cho cả 3 giống hoa FPET 120; FPET 904; FPET 600. Số liệu thí nghiệm được thể hiện ở các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như chất lượng hoa cụ thể như sau: Tổng thời gian ra hoa từ 106,5 - 121,9 ngày; số hoa đạt 47,2 - 68,1 hoa/cây; đường kính hoa đạt 7,0 - 8,4 cm; độ bền hoa 6,1 - 7,9 ngày.TS Nguyễn Thị Minh HồngNguyễn Thị VânLê Tuấn Anh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10323910.70117/hdujs.71.2024.686XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO SỚM NGUỒN NƯỚC CÓ Ô NHIỀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, TRƯỜNG HỢP Ở XÃ VÂN AM, HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/687
Ứng dụng Internet of Things (IoT) để xây dựng hệ thống giám sát môi trường nước nhằm cảnh báo nguồn nước có ô nhiễm là một trong các phương pháp đang được sử dụng rộng rãi. Ngoài các cảm biến, hệ thống pin năng lượng mặt trời, bộ thu và phát dữ liệu, hệ thống còn phân tích dữ liệu gửi về Webserver để cảnh báo qua SMS, email tới người dùng. Cảm biến theo dõi pH, nhiệt độ và DO. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã triển khai ứng dụng IoT tại Trạm quan trắc ở huyện Ngọc Lặc cung cấp các chỉ số quan trọng để giám sát chất lượng nguồn nước, có thể so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường để xác định mức độ ô nhiễm, từ đó báo cáo và đưa ra khuyến nghị cho các nhà quản lý môi trường, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, kịp thời.Trần Thanh HùngNgô Sỹ HọcHắc Bá ThànhTrần Thị Thanh HuyềnHoàng Ngọc HùngVũ Thị Phương
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10404910.70117/hdujs.71.2024.687MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI CÂY NGẢI ĐEN (KAEMPFERIA PARVIFLORA WALL. EX BAKER) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/689
Ngải đen (Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) là loài cây dược liệu quý, thường được sử dụng trong việc tăng cường sức khỏe, trị các bệnh về xương khớp, làm tăng ham muốn tình dục và cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn đau bụng, dạ dày và loét tá tràng… Tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông, theo kết quả điều tra cho thấy, Ngải đen có xuất hiện ở 3/10 tuyến điều tra. Tần số bắt gặp trên các tuyến điều tra có xuất hiện loài trung bình là 4,28 (cây) bụi/km. Phân bố tập trung ở tiểu khu 264 và 271, trạng thái rừng IIA, IIB và IIIA; đai cao 652m so với mực nước biển, rừng núi đất, vị trí sườn núi 80,9%, vị trí chân núi 19,1%; nơi đất giàu mùn, độ ẩm cao, thoáng khí; độ tàn che 0,2 - 0,5; độ che phủ từ 37 - 54%, không xuất hiện những nơi đất trống. Phân bố của Ngải đen không phụ thuộc vào thành phần loài cây tầng cao, cây bụi và thảm tươi mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện lập địa và trạng thái rừng.Bùi Thị HuyềnVũ Thị Thu HiềnLê Thanh HữuMai Văn Quang
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10505610.70117/hdujs.71.2024.689NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DƯA VÀNG KIM HOÀNG HẬU TRỒNG TRONG NHÀ CÓ MÁI CHE TẠI KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO LAM SƠN, THANH HOÁ
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/697
Nghiên cứu xác định được ảnh hưởng của một số loại phân bón lá hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống Dưa vàng Kim Hoàng Hậu trồng trong nhà có mái che tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Lam Sơn, Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 4 lần nhắc lại, bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), vụ Xuân Hè năm 2022. Công thức CT1 (Đối chứng): Phun nước lã; Công thức CT2: Phân bón lá hữu cơ khoáng Seaweed; Công thức CT3: Phân bón hữu cơ cao cấp HLC 16; Công thức CT4: Comcat từ A đến Z. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức CT3 (Phân bón hữu cơ cao cấp HLC 16) có thời gian sinh trưởng đạt 76 ngày, chiều cao cây đạt 229,30 cm/thân chính, số lá đạt 24,3 lá/thân chính, số hoa cái được thụ phấn đạt 5,2 hoa/cây, số hoa đực đạt 18,2 hoa đực/cây, số quả đậu đạt 2,3 quả/cây và tỷ lệ đậu quả đạt 2,3 quả/cây, khối lượng quả đạt 1,81 kg/quả, năng suất cá thể đạt 1,81 kg/cây, năng suất lý thuyết đạt 36,2 tấn/ha, năng suất thực thu đạt 28,96 tấn/ha, năng suất thương phẩm 24,62 tấn/ha đạt cao nhất, cao hơn công thức công thức CT1 (đối chứng - phun nước lã) là 7,78 tấn, lãi thuần đạt 902,5 triệu đồng và MBCR đạt cao nhất là 14,5. Vì vậy khuyến cáo nên áp dụng công thức CT3 (phân hữu cơ cao cấp HLC 16) vào sản xuất Dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà có mái che.TS Trần Thị HuyềnTS Tống Văn GiangThS Lê Thị HườngTrần Ngọc Nam
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10576510.70117/hdujs.71.2024.697PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH LOÀI NẤM ASPERGILLUS ORYZAE SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT SỮA GẠO LÊN MEN
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/702
Nấm mốc Aspergillus oryzae được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp lên men thực phẩm và đồ uống do giá trị sức khỏe và mức độ an toàn của nó mang lại. Việc phân lập và định danh loài nấm này đóng vai trò quan trọng giúp chủ động sản xuất nguồn men phục vụ cho quy trình sản xuất các sản phẩm lên men. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đặc điểm hình thái và giải trình tự đoạn rDNA (vùng gen ITS) đã khẳng định loài nấm phân lập được là nấm Aspergillus oryzae.TS Mai Thành LuânNguyễn Thị MaiNguyễn Thị Mai AnhPhạm Phương Anh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10667110.70117/hdujs.71.2024.702NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN KALI VÀ LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI QT55 VỤ XUÂN NĂM 2022 TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/706
Giống ngô lai QT55, do cán bộ giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức lai tạo, là giống ngô mới đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép lưu hành theo quyết định Số:44/QĐ-TT-CLT ngày 28/02/2022. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhằm bổ sung cân đối chất dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho giống ngô lai QT55 sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất, hạn chế sâu bệnh gây hại và đạt chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali và lân của giống ngô lai QT55 cho thấy, ở mức bón 110 kg P2O5/ha (P3) và mức bón 100 kg K2O/ha (K3) cho chiều cao cây cao đạt 198,9 cm. Công thức bón 70 P2O5/ha (P1) và mức bón 60 kg K2O/ha (K1) có chiều cai cây thấp nhất là 192,5 cm. Năng suất của giống ngô lai QT55 đạt cao nhất ở công thức P3K3 với mức bón 110 kg P2O5/ha và 100 kg K2O/ha là 7,21 tấn/ha; công thức (P1K1) thấp nhất đạt 6,45 tấn/ha.TS Lê Văn NinhTS Tống Văn GiangTS Lê Phạm HuyNguyễn Trọng Dương
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10728010.70117/hdujs.71.2024.706ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG DỊCH TIÊU CHẢY CẤP BẰNG AUTO-VACCINE TRÊN ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TỈNH THANH HOÁ
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/707
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của Auto-Vaccine PED ở đàn lợn tại tỉnh Thanh Hoá. Sử dụng kỹ thuật ELISA để xác định sự hiện diện của kháng thể trong huyết thanh của 60 lợn nái chửa ở tuần thứ 13 sau khi sử dụng Auto-Vaccine PED, đồng thời theo dõi tình hình sức khoẻ đàn lợn con theo mẹ được sinh ra từ những con nái này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau khi sử dụng Auto-Vaccine PED 100% mẫu huyết thanh chứa kháng thể có giá trị OD từ 0,05 - 1,04. Ở thời điểm 14 ngày sau khi làm Auto-Vaccine PED có 78,33% mẫu và ở 21 ngày có 80,00% mẫu hàm lượng kháng thể dương tính (Cut off = 0,21). Kết quả theo dõi lợn con sinh ra từ nái đã được làm Auto-Vaccine PED cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 9,93%, tỷ lệ chết là 2,77 %, tỷ lệ tử vong là 27,94%, số ổ mắc bệnh là 21,67%.TS Hoàng Văn SơnHoàng Thị BíchLê Thị LâmTống Minh Phương
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10818710.70117/hdujs.71.2024.707TÌNH HÌNH NHIỄM FASCIOLA SSP. TRÊN ĐÀN BÒ NUÔI TẠI HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HOÁ
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/708
Nghiên cứu nhằm điều tra tình trạng nhiễm Fasciola ssp. trên đàn bò nuôi tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng quan sát lâm sàng, kết hợp với phương pháp xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm theo lứa tuổi, tính biệt và biểu hiện lâm sàng trên 380 bò từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả cho thấy có 182 bò bị nhiễm Fasciola ssp. (chiếm 47,89%), tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tỷ lệ thuận với độ tuổi của bò, tính biệt của bò không ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm. Bò có cường độ nhiễm (+) không có biểu hiện lâm sàng.TS Hoàng Văn SơnKhương Văn NamLê Văn ThànhHà Văn An
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 10889410.70117/hdujs.71.2024.708KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT SACHI (PLUKENETIA VOLUBILIS L.) TẠI HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/709
Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Sachi trồng vụ Hè Thu năm 2021 tại huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 5 công thức (CT) tương ứng với 5 mật độ khác nhau: CT1 (1.666 cây/ha); CT2 (2.222 cây/ha), CT3 (2.500 cây/ha); CT4 (3.333 cây/ha); CT5 (3.500 cây/ha), theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần nhắc lại, diện tích ô là 60 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy: CT2 (MĐ 2.222 cây/ha) có số cành nhiều nhất đạt 24,5 cành cấp 1 và 29,9 cành cấp 2, thời gian từ gieo hạt đến thu quả đợt 1 là 252 ngày; thời gian từ gieo hạt đến thu quả đợt 4 là 650 ngày, mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại thấp nhất, năng suất hạt thực thu sau 4 đợt thu quả đạt cao nhất là 5,31 tấn hạt/ha cao hơn các công thức khác trong thí nghiệm ở mức xác suất có ý nghĩa về thống kê với LSD0.05 = 0,29 tấn/ha.Nguyễn Bá ThôngTống Văn GiangLê Thị Hường
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 109510210.70117/hdujs.71.2024.709NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SỰ NẢY MẦM VÀ SINH TRƯỞNG CÂY GIỐNG NÁNG HOA TRẮNG (CRINUM ASIATICUM L.) TẠI THANH HÓA
https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/710
Các nghiên cứu trước đây về cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) thuộc họ Thủy tiên Amryllidaceae đã cho thấy thành phần hoạt chất trong cây có tác dụng giảm kích thước khối u tuyến tiền liệt sớm mà không cần phẫu thuật. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đến quá trình nảy mầm và sinh trưởng cây giống Náng để có những đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến việc bảo quản và sản xuất cây giống. Trong nghiên cứu này cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm và sinh trưởng của cây giống Náng được nhân từ hạt, như: hạt Náng bị giảm khả năng nảy mầm khi bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10oC đến 13oC; thời vụ (CT2) gieo hạt 25/10; hạt gieo trên giá thể (CT3) cát sông + đất phù sa tỷ lệ 1 : 1; gieo hạt ở khoảng cách (CT2) 10 x 10 (cm), ngâm xử lý hạt tươi bằng GA3 ở nồng độ 15ppm (CT3) cho cây mọc mầm và sinh trưởng cây giống ưu thế nhất; ở các tháng 11, 12 sâu hại Náng phát triển nhiều.ThS Đặng Quốc TuấnLê Chí HoànTrần Trung NghĩaVương Đình TuấnPhạm Văn Cường
Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức
2024-10-312024-10-311Tháng 1010311210.70117/hdujs.71.2024.710