https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/issue/feed Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức 2025-02-21T01:06:07+00:00 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức tapchikhhd@hdu.edu.vn Open Journal Systems <p>Trường Đại học Hồng Đức l&agrave; Trường đại học c&ocirc;ng lập, đa ng&agrave;nh, trực thuộc UBND tỉnh Thanh H&oacute;a v&agrave; chịu sự quản l&yacute; Nh&agrave; nước của Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo. Trải qua gần 24 năm x&acirc;y dựng, ph&aacute;t triển;&nbsp;T<span lang="VI">rường Đại học&nbsp;</span>Hồng Đức&nbsp;đ&atilde; khẳng định&nbsp;<span lang="VI">l&agrave; một trong những&nbsp;</span>địa chỉ&nbsp;<span lang="VI">đ&agrave;o tạo đại học, sau đại học v&agrave; nghi&ecirc;n cứu khoa học lớn</span>,&nbsp;<span lang="VI">c&oacute; uy t&iacute;n&nbsp;</span>trong tỉnh v&agrave; khu vực<span lang="VI">.</span>&nbsp;Với đội ngũ 23 ph&oacute; gi&aacute;o sư, 161 tiến sĩ v&agrave; tỉ lệ c&aacute;n bộ c&oacute; tr&igrave;nh độ sau đại học đạt 95%, Nh&agrave; trường đang tổ chức đ&agrave;o tạo 04 chuy&ecirc;n ng&agrave;nh tiến sĩ, 19 chuy&ecirc;n&nbsp;ng&agrave;nh thạc sĩ, 34 ng&agrave;nh đại học v&agrave; một số chuy&ecirc;n ng&agrave;nh thạc sĩ hợp t&aacute;c đ&agrave;o tạo với c&aacute;c trường đại học nước ngo&agrave;i với tổng số gần 10.000 học vi&ecirc;n, sinh vi&ecirc;n.</p> <p>Năm 2017, Trường Đại học Hồng Đức đ&atilde; được c&ocirc;ng nhận Đạt chuẩn kiểm định chất lượng gi&aacute;o dục đại học theo quy định của Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo; Năm 2019 được xếp hạng 49/256 cơ sở gi&aacute;o dục đại học c&oacute; c&ocirc;ng bố quốc tế tốt nhất Việt Nam; Năm 2020 được Webometrics xếp thứ 36/100 trường đại học tốt nhất Việt Nam,&hellip;</p> <p>Tạp ch&iacute; Khoa học Trường Đại học Hồng Đức l&agrave; cơ quan ng&ocirc;n luận ch&iacute;nh thức của Trường Đại học Hồng Đức, c&oacute; chỉ số ISSN 1859 - 2759 (xuất bản bằng ng&ocirc;n ngữ tiếng Việt) v&agrave; ISSN 2588 - 1523 (xuất bản bằng ng&ocirc;n ngữ tiếng Anh), hoạt động theo giấy ph&eacute;p số 14/BTTTT-GPHĐBC ng&agrave;y 09/01/2009, v&agrave; Giấy ph&eacute;p số 125/GP-BTTTT, cấp lại ng&agrave;y 10 th&aacute;ng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Th&ocirc;ng tin v&agrave; Truyền th&ocirc;ng. Tạp ch&iacute; Khoa học Trường Đại học Hồng Đức xuất bản 6 số/năm với ng&ocirc;n ngữ xuất bản bằng cả tiếng Việt v&agrave; tiếng Anh. Hơn 12 năm&nbsp;hoạt động, Tạp ch&iacute; Khoa học Trường Đại học Hồng Đức đ&atilde; xuất bản được 66 số tạp ch&iacute; bằng hai ng&ocirc;n ngữ&nbsp; tiếng Việt v&agrave; tiếng Anh với hơn 1000 b&agrave;i b&aacute;o khoa học thuộc nhiều khối ng&agrave;nh. Chất lượng b&agrave;i b&aacute;o c&oacute; h&agrave;m lượng khoa học ng&agrave;y c&agrave;ng cao, quy tr&igrave;nh xuất bản chặt chẽ, phản biện độc lập, uy t&iacute;n. L&agrave; một phương tiện truyền th&ocirc;ng về học thuật, Tạp ch&iacute; khoa học c&oacute; sức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo, g&oacute;p phần quan trọng trong việc x&acirc;y dựng thương hiệu của Nh&agrave; trường.</p> <p>Tr&ecirc;n cơ sở kiểm tra c&aacute;c nguồn lực v&agrave; chất lượng b&agrave;i đăng Tạp ch&iacute;, t&iacute;nh đến nay Hội đồng Gi&aacute;o sư Nh&agrave; nước đ&atilde; c&ocirc;ng nhận t&iacute;nh điểm c&ocirc;ng tr&igrave;nh cho 5 ng&agrave;nh Tạp ch&iacute; của Nh&agrave; trường cụ thể như sau: Văn học (0 - 0,5đ), N&ocirc;ng nghiệp - L&acirc;m nghiệp (0 - 0,5đ); Gi&aacute;o dục học (0 - 0,25đ); Vật l&yacute; (0 - 0,25 đ) v&agrave; Kinh tế (0 - 0,25 đ).&nbsp;Th&aacute;ng&nbsp;12/2017, Tạp ch&iacute; Khoa học Trường Đại học Hồng Đức đ&atilde; tham gia cơ sở dữ liệu &ldquo;Tạp ch&iacute; Khoa học Việt Nam trực tuyến&rdquo; (Vietnam Journals Online, VJOL) do Cục Th&ocirc;ng tin khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ) quản l&yacute;. Hiện nay, Tạp ch&iacute; được truy cập tại &nbsp;địa chỉ:&nbsp;<a href="http://hdu.edu.vn/vi-vn/28/209/Tap-chi-khoa-hoc/" target="_blank" rel="noopener">http://hdu.edu.vn/vi-vn/28/209/Tap-chi-khoa-hoc/</a>&nbsp;hoặc&nbsp;<a href="https://www.vjol.info.vn/">https://www.vjol.info.vn/</a><u>&nbsp;</u><a href="https://www.vjol.info.vn/index.php%20/DHHD/issue/archive">index.php /DHHD/ issue/archive</a>&nbsp;(số tiếng Việt) v&agrave;&nbsp;<a href="https://www.vjol.info.vn/">https://www.vjol.info.vn/</a>&nbsp;<u>index. php/HDU/ issue/ archive</u>&nbsp;(số tiếng Anh).</p> <p>Để tiếp tục n&acirc;ng cao chất lượng, uy t&iacute;n v&agrave; kh&aacute;ch quan cũng như tạo sự lan tỏa của Tạp ch&iacute; trong cộng đồng nghi&ecirc;n cứu, Tạp ch&iacute; Khoa học Trường Đại học Hồng Đức ch&agrave;o đ&oacute;n c&aacute;c nh&agrave; Khoa học, giảng vi&ecirc;n, nghi&ecirc;n cứu vi&ecirc;n trong nước v&agrave; quốc tế tham gia gửi b&agrave;i v&agrave; cộng t&aacute;c nhiệt t&igrave;nh để Tạp ch&iacute; Nh&agrave; trường mang đến độc giả những kết quả, th&ocirc;ng tin hữu &iacute;ch c&oacute; gi&aacute; trị khoa học.</p> <p>Ban trị sự xin tr&acirc;n trọng cảm ơn!</p> <p align="center"><strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;BAN TRỊ SỰ TCKH</strong></p> <p><strong>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC</strong></p> https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/717 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG (CHU LAI) 2024-12-04T01:10:56+00:00 TS Lê Thị Bình lethibinh@hdu.edu.vn Câu đặc biệt là một kiểu câu có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ (cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ) đơn giản. Câu đặc biệt có chức năng: xác định thời gian, nơi chốn, địa điểm; thông báo, kể, miêu tả về sự tồn tại, hiện diện của sự vật. sự việc, hiện tượng; bộc lộ cảm xúc; gọi đáp; phủ định – khẳng định... Trong sáng tác văn chương, các nhà văn đã sử dụng câu đặc biệt như một phương tiện hữu hiệu làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm đối với người đọc. Việc sử dụng các kiểu câu nói riêng, sử dụng ngôn ngữ nói chung rất quan trọng trong việc làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Bài viết bàn về câu đặc biệt trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai từ góc độ ngữ pháp. 2024-11-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/621 TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI DÂNG TRÂU TẾ TRỜI CỦA NGƯỜI THÁI XÃ THANH QUÂN, HUYỆN NHƯ XUÂN 2024-11-14T02:16:38+00:00 Vũ Ngọc Định vungocdinh@hdu.edu.vn Xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là địa bàn cư trú lâu đời của 4 dân tộc: Thái - Mường - Thổ - Kinh, trong đó người Thái chiếm 98,8%. Nơi đây, hàng năm vẫn thực hành nghi thức tín ngưỡng và tổ chức lễ hội Dâng trâu tế trời tại đền Chín Gian. Lễ hội là nơi lan tỏa những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa bản địa, đồng thời cũng là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người Thái xã Thanh Quân nói riêng, người Thái khu vực miền Tây Thanh Hóa nói chung. Nghiên cứu, tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội Dâng trâu tế trời nhằm góp phần bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/711 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TRONG THÀNH TẠO CẢNH QUAN HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA 2024-12-03T01:54:03+00:00 TS Vũ Văn Duẩn vuvanduan@hdu.edu.vn Lê Hữu Thắng Thiên nhiên lãnh thổ huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá rất đa dạng và phân hóa có quy luật. Trong đó các yếu tố tự nhiên có sự tương tác với nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên của lãnh thổ nghiên cứu – đó chính là cảnh quan. Chính sự đa dạng và phân hóa của tự nhiên dẫn đến sự đa dạng cảnh quan huyện Như Xuân. Như vậy, các yếu tố tự nhiên có vai trò quan trọng và là nền móng, quy định sự hình thành và phát triển của cảnh quan lãnh thổ huyện Như Xuân. Tuy nhiên, trên nền tự nhiên đó cũng còn chịu sự tác động của con người, sự tác động này sẽ làm cho các cảnh quan có những biến đổi theo các chiều hướng khác nhau. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/555 BIỂU HIỆN TÍNH DỤC TRONG TRUYỆN DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 2024-09-27T09:40:13+00:00 Đặng Quốc Minh Dương duongdqm@vhu.edu.vn TÓM TẮT Tính dục là một trong những nhu cầu căn bản của con người. Tuy mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng tính dục được biểu hiện khá rõ nét trong truyện dân gian người Việt. Ở thể loại thần thoại, tính dục thể hiện qua sinh thực khí và dáng khỏa thân của nhân vật mang tầm vóc vũ trụ. Trong thể loại truyền thuyết tính dục được biểu hiện qua sự thụ thai và bầu ngực thần kỳ. Trong truyện cổ tích biểu hiện tính dục là một số tàn tích hôn nhân do ý trời, tục nối dây, hình thái quần hôn, loạn luân,… Truyện cười có nhiều tác phẩm đề cập đến biểu hiện tính dục thể hiện qua tục tảo hôn, đa thê, chữ trinh, chính chuyên và sự chủ động của nữ giới trong chuyện chăn gối. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/712 HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ NGƯỜI DAO GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở THANH HÓA 2024-12-03T01:59:41+00:00 Nguyễn Thị Duyên nguyenthiduyen@hdu.edu.vn Bài viết huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ người Dao giảm nghèo bền vững ở Thanh hóa, dựa trên khảo sát định lượng 200 đại hiện hộ gia đình người Dao đang sinh sống ở huyện Ngọc Lặc và Cẩm Thủy. Kết quả mô tả và phân tích tần suất thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ đồng bào người Dao ở Thanh Hóa thoát nghèo bền vững giới hạn ở bốn chiều cạnh: Huy động nguồn lực tài chính; Huy động nguồn lực phi tài chính; Kết quả về giảm nghèo của người dân tộc Dao; Những bật cập trong huy động động nguồn lực cộng đồng. Từ đó đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ đồng bào người Dao ở Thanh Hóa thoát nghèo bền vững. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/698 BIỂU TƯỢNG “VƯỜN” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH - NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI 2024-11-29T09:12:50+00:00 TS Hoàng Thị Huệ hoangthihue@hdu.edu.vn Trần Thị Thu Hà Nguyễn Thị Linh Nguyễn Thị Ngọc Viên Hoàng Thị Cúc Trong thơ Nguyễn Bính, “vườn” hiện lên như một biểu tượng, mang chở những suy tư, cảm xúc, lối tư duy của nhà thơ “chân quê”. Từ biểu tượng đó, cho thấy những giá trị truyền thống quý báu của văn hóa dân tộc. Không chỉ là biểu trưng của vẻ đẹp bình dị, cổ kính, niềm hoài vọng tha thiết về không gian nông thôn, về văn hóa làng, dưới ánh sáng của lí thuyết phê bình sinh thái, “vườn” còn chứa đựng những giá trị, những thông điệp rất ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh hệ môi sinh đang có nguy cơ xuống cấp hiện nay. Vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để có những góc nhìn mới, nhận ra những giá trị mới từ biểu tượng quen thuộc này trong thơ Nguyễn Bính là mục tiêu đặt ra của bài viết. Theo đó, từ việc tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về phê bình sinh thái, về biểu tượng trong văn học, bài viết đi sâu nghiên cứu biểu tượng “vườn” trong thơ Nguyễn Bính từ góc nhìn sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/569 THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI 2024-10-14T01:49:47+00:00 Đường Diệp Kha duongdiepkha@gmail.com ​Theo Vương Nhạc Xuyên (王岳川), một trong những đặc điểm của phê bình sinh thái là tìm cách quay trở lại thế giới tự nhiên, khám phá lại trạng thái tinh thần của con người trong mối quan hệ giữa con người và bản thân mình, con người với con người, con người và xã hội, con người và thiên nhiên, Trái đất. Bài viết dùng quan điểm cốt lõi này của mô hình phê bình sinh thái để thực hành đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Vận dụng phương pháp so sánh và phương pháp khảo sát văn bản, bài viết tập trung làm rõ vấn đề mới là thủ pháp tạo dựng nhân vật và chủ đề tác phẩm gắn với thiên nhiên, đặt ra mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong của tinh thần con người, đồng thời giải thích mối quan hệ giữa tinh thần và các yếu tố bên ngoài của nó từ điểm nhìn sinh thái học. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/699 VẬN DỤNG ĐẠO “NHÂN” TRONG LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ VÀO VIỆC DẠY – HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY 2024-11-29T09:21:05+00:00 ThS Mỵ Thị Quỳnh Lê mythiquynhle@hdu.edu.vn Xã hội ngày nay, dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và sự biến đổi xã hội có tính qui luật đã làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò nói riêng, các mối quan hệ xã hội nói chung xảy ra những sự việc đáng tiếc. Ở bài viết này, chúng tôi muốn vận dụng đạo nhân của Khổng Tử trong Luận ngữ vào việc dạy - học khối ngành Khoa học Xã hội nhằm góp phần làm tốt hơn mối quan hệ giữa thầy trò nói riêng, hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung. Bài viết gồm hai phần: Một là đạo nhân của Khổng Tử trong Luận ngữ. Hai là vận dụng đạo nhân của Khổng Tử trong Luận ngữ vào việc dạy – học. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/568 NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN FRANZ KAFKA 2024-09-09T02:12:42+00:00 Đoàn Thị Việt Nga vietnga19841982@gmail.com Là một phương diện của nghệ thuật tự sự, người trần thuật trong truyện ngắn Franz Kafka đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên phong cách tự sự đặc sắc của nhà văn. Truyện ngắn Franz Kafka có sự dịch chuyển điểm nhìn của người trần thuật từ bên ngoài vào bên trong, điểm nhìn chuyển sang ngôi thứ nhất kết hợp miêu tả nội tâm nhân vật. Không chỉ vậy, trong nhiều truyện ngắn của nhà văn còn xuất hiện hiện tượng chuyển đổi, phối hợp linh hoạt giữa nhiều điểm nhìn, nhiều ngôi kể. Trong sự luân phiên thay đổi điểm nhìn cùng với cấu trúc trần thuật đa ngôi, truyện ngắn Franz Kafka đã mở ra nhiều hướng tiếp cận hiện thực phong phú. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/556 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE 2024-10-17T03:19:57+00:00 Bùi Điền Nguyên bdnguyen27@gmail.com John Maxwell Coetzee quan niệm xã hội bao gồm nhiều phân mảnh, hỗn độn nên con người sống trong xã hội đó cũng không hoàn hảo, bế tắc và vỡ vụn. Bằng tài năng và cảm quan tinh tế, trong tiểu thuyết, Coetzee xây dựng nhiều kiểu nhân vật mang đậm nét trưng của văn học hậu hiện đại. Bài nghiên cứu này tập trung khai thác cảm quan của Coetzee về con người qua một số kiểu nhân vật: khiếm khuyết, bất toàn, lưu vong, bị ruồng bỏ, hoài nghi, bất tín nhận thức. Từ đó, góp phần khai thác, lí giải những vỉa tầng nội dung bên trong tác phẩm; đồng thời thấy được sự trăn trở của nhà văn về các vấn đề liên quan đến con người trong xã hội Nam Phi giai đoạn ngự trị và hậu kỳ Apartheid. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/613 ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT XA LẠ TRONG TÔI CỦA ORHAN PAMUK - TỪ LIÊN CHỦ THỂ ĐẾN LIÊN VĂN BẢN 2024-09-30T08:48:16+00:00 Huỳnh Như hnhu97227@gmail.com Trần Chí Thức thucb2200665@student.ctu.edu.vn Trần Y Na nab2200654@student.ctu.edu.vn Đặng Phạm Quốc Vương vuongb2200669@student.ctu.edu.vn Phạm Tuấn Anh ptanh@ctu.edu.vn Nghiên cứu này tập trung kiến giải tiểu thuyết Xa lạ trong tôi ở hai phương diện: đối thoại từ liên chủ thể đến liên văn bản và một số kĩ thuật tăng hiệu ứng đối thoại trong tác phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiểu thuyết này phản ánh đời sống văn hóa, xã hội Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI - nơi các giá trị truyền thống và hiện đại đan xen làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Quá trình đô thị hóa, tình trạng di cư, xung đột chính trị và tôn giáo là những vấn đề có tính đối thoại then chốt trong tác phẩm, diễn ra từ cấp độ liên chủ thể đến liên văn bản. Tự sự nhiều điểm nhìn kết hợp với việc sử dụng đa dạng các giọng điệu là kĩ thuật nổi trội góp phần tăng hiệu ứng đối thoại cho tác phẩm. Dựa trên lí thuyết về đối thoại của Bakhtin và Kristeva, bài viết này lí giải những vấn đề có tính đối thoại trong tác phẩm, qua đó khám phá các thông điệp, tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức https://hdujs.edu.vn/index.php/hdujs/article/view/723 DI CƯ VÀ LAI TẠO VĂN HÓA: LAO ĐỘNG DI CƯ VIỆT NAM LÀM VIỆC TẠI THÁI LAN 2024-12-12T09:44:58+00:00 TS Lê Văn Tôn Di cư là một hiện tượng tượng đa chiều, tác động sâu sắc đến bức tranh văn hóa khu vực. Trong bối cảnh ASEAN, lao động di cư Việt Nam làm việc tại Thái Lan không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế song phương mà còn hình thành "không gian thứ ba" (third space), xuất hiện từ sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt-Thái, tạo ra môi trường xã hội mới, nơi các nền văn hóa gặp gỡ, tương tác dẫn đến sự lai tạo văn hóa và hình thành các giá trị văn hóa mới [3]. Những giá trị này không chỉ làm giàu thêm bản sắc văn hóa của Việt Nam và Thái Lan mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển văn minh của khu vực, hướng tới một cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng và bền vững. 2025-01-20T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức